Vào nội dung chính
VIỆT NAM - THAM NHŨNG

Việt Nam : Xét xử các ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh ngày 08/01/2018

Một ngày sau khi Viện Kiểm Sát Tối Cao thông báo hoàn tất cáo trạng, hôm nay, 27/12/2018, Tòa Án Thành Phố Hà Nội quyết định đưa ra xét xử , từ ngày 08/01 đến ngày 21/01/2018, bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh vì tội « cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng » và tội « tham ô tài sản », trong vụ án xảy ra tại Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN).

Ông Đinh La Thăng lúc còn là bộ trưởng Giao Thông Vận Tải Việt Nam. (Ảnh chụp trong một buổi lễ tại Hà Nội, ngày 02/07/2015)
Ông Đinh La Thăng lúc còn là bộ trưởng Giao Thông Vận Tải Việt Nam. (Ảnh chụp trong một buổi lễ tại Hà Nội, ngày 02/07/2015) REUTERS
Quảng cáo

Theo báo chí tại Việt Nam, Tòa đã lập hội đồng xét xử gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân. Bên công tố có 3 đại diện của Viện Kiểm Sát thành phố Hà Nội. Bào chữa cho ông Đinh La Thăng có 3 luật sư và 7 luật sư bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh.

Ông Đinh La Thăng, nguyên ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, bị truy tố với tội danh cố ý làm trái trong thời gian giữ chức chủ tịch Hội đồng Quản trị và Hội đồng Thành viên Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam từ năm 2005-2011.

Bị đưa ra xét xử cùng với ông Thăng còn có 21 bị cáo gồm hầu hết các quan chức hàng đầu của ngành dầu khí Việt Nam, trong đó bị cáo được dư luận đặc biệt chú ý là ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), nguyên phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Ông Thanh bị truy tố cả hai tội danh «cố ý làm trái» và «tham ô».

Năm 2016, khi đang làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân thanh đã bỏ trốn sang Đức. Một năm sau, ngày 31/07/2017, chính quyền thông báo ông Thanh về Hà Nội «đầu thú». Trong khi đó, chính quyền Berlin khẳng định ông Thanh đã bị an ninh Việt Nam sang Đức bắt cóc về nước. Vụ việc đã dẫn đến quan hệ Việt-Đức bị rạn nứt nghiêm trọng. Berlin đã có một loạt các biện pháp phản ứng ngoại giao mạnh như trục xuất một nhân viên sứ quán Việt Nam tại Đức, đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam….

Vụ án xảy ra tại Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam được báo chí Việt nam đăng tải liên tục trong thời gian gần đây liên quan đến những hoạt động kinh doanh của ngành gây thất thoát lên đến hàng tỷ đô la.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.