Vào nội dung chính
BIỂN ĐÔNG - VIỆT NAM

Việt Nam bí mật bố trí giàn pháo mới tại Trường Sa

Việt Nam đã kín đáo tăng cường võ trang bổ sung một số đảo ở vùng quần đảo Trường Sa bằng các giàn pháo di động mới, có khả có khả năng tấn công các phi đạo và cơ sở của Trung Quốc trên toàn khu vực. Hãng tin Anh Reuters ngày 10/08/2016 đã tiết lộ tin này, dựa theo một nguồn tin phương Tây. 

Hải quân Việt Nam canh gác tại đảo Thuyền Chài, quần đảo Trường Sa, Biển Đông (ảnh chụp ngày 17/01/2013)
Hải quân Việt Nam canh gác tại đảo Thuyền Chài, quần đảo Trường Sa, Biển Đông (ảnh chụp ngày 17/01/2013) REUTERS
Quảng cáo

Theo Reuters, giới ngoại giao và quan chức quân đội cho biết là nhiều thông tin tình báo đã xác định rằng Hà Nội đã vận chuyển các giàn pháo đất liền ra bố trí trên năm cơ sở ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể làm tăng căng thẳng với Bắc Kinh.

Theo ba nguồn tin khác nhau, các bệ phóng đã được giấu kín để tránh bị phát hiện từ trên không, chưa được gắn rocket, nhưng có thể được trang bị đạn pháo trong vòng hai hoặc ba ngày.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã bác bỏ thông tin nói trên, cho đấy là "không chính xác", nhưng không nói gì thêm.

Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, từng tuyên bố với Reuters tại Singapore vào tháng Sáu vừa qua rằng Hà Nội không có bệ phóng tên lửa hay vũ khí như vậy tại Trường Sa, nhưng cho rằng Việt Nam có quyền bố trí vũ khí trên các đảo.

"Quyền tự vệ chính đáng của chúng tôi cho phép chúng tôi đưa bất kỳ vũ khí nào, vào bất kỳ lúc nào đến trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi".

Theo Reuters, động thái của Việt Nam nhằm đối phó với việc Trung Quốc quân sự hóa bảy hòn đảo vừa được bồi đắp trong quần đảo Trường Sa. Các chiến lược gia quân sự của Việt Nam lo ngại rằng các phi đạo, đài radar và căn cứ quân sự khác của Trung Quốc tại đấy ngày càng đe dọa tuyến phòng thủ các đảo và miền Nam của Việt Nam.

Các nhà phân tích quân sự cho rằng việc điều pháo ra Trường Sa là động thái phòng thủ quan trọng nhất mà Việt Nam đã thực hiện tại Biển Đông từ nhiều thập kỷ nay.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.