Vào nội dung chính
THẾ VẬN HỘI MÊHICO 1968

Thế vận hội Mêhico 1968 : Được thế giới thừa nhận và khát vọng dân chủ

 Ngày 12/10/1968, Thế vận hội mùa hè lần thứ 19 khai mạc tại thủ đô Mêhico, với sự tham dự của 5500 vận động viên đến từ 112 nước. Lần đầu tiên Meehico được đón sự kiện thể thao lớn nhất của thế giới. Niềm tự hào lớn đến với người dân Mêhico vào lúc đất nước đang trong những biến động chính trị xã hội với cuộc đấu tranh đòi dân chủ của học sinh sinh viên, bị chính quyền đàn áp thô bạo.  

Nữ vận động viên Enriqueta Basilio rước đuốc châm lên đài lửa trong lễ khai mạc Olympic Mêhico 1968, tại sân vận động Olympic thủ đô Mêhico, ngày 12/10/1968.
Nữ vận động viên Enriqueta Basilio rước đuốc châm lên đài lửa trong lễ khai mạc Olympic Mêhico 1968, tại sân vận động Olympic thủ đô Mêhico, ngày 12/10/1968. AP
Quảng cáo

Braulio Moro, ban tiếng Tây Ban Nha RFI 

Tháng 10 năm 1963, Ủy Ban Olympic Quốc Tế đã chọn thủ đô Mêhico để trao quyền tổ chức kỳ Thế vận hội mùa hè thứ 19, trước các thành phố ứng viên : Detroit của Hoa Kỳ, Lyon của Pháp và Buenos Aires của Achentina. Tổng thống Mêhico lúc bấy giờ Adolfo López Mateos đã hân hoan tuyên bố « đây là sự thừa nhận của thế giới đối với nhân dân Mêhico ». 

Nằm trên độ cao 2250 m trên mực nước biển là một trở ngại lớn cho thủ đô Mêhico trong việc xin đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế lớn trong suốt hai thâp kỷ trước đó, vì những lo ngại điều kiện độ cao, không khí loãng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc thi đấu của vận động viên. 

Trước khi Thế vận hội khai mạc, Mêhico còn bị chỉ trích gay gắt của nhiều nước vì tiến độ xay dững các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ sự kiện bị chậm đáng kể. Nhưng rồi cuối cùng Olympic 19 vẫn chính thức khai mạc đúng hẹn, ngày 12/10/1968.

Sự kiện được đánh giá là thành công lớn của chính phủ. Arturo Anguiano, tiến sĩ xã hội học, năm 1968 ông mới 20 tuổi, nhớ lại : « Chính phủ Mêhico khi đó đã đầu tư rất nhiều nguồn lực trong 3 năm để chuẩn bị mọi điều kiện cho kỳ Thế vận hội. Nhân sự kiện thể thao lớn, chế độ độc tài Mêhico muốn chứng minh với thế giới họ đã tổ chức một Thế vận hội của hòa bình đồng thời cũng là một Thế vận hội Văn hóa mang phong cách Mêhico ».  

Về bối cảnh kinh tế xã hội, đất nước đang có một sức bật mới về phát triển, được nhiều người gọi là « dự kỳ diệu Mêhico » với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt hơn 6%, lạm phát thấp. Dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Đảng Thể chế Cách mạng (PRI), các phong trào phản kháng xã hội lần lượt rút vào im lặng hoạc bị đàn áp.  

Đó là thời kỳ được coi là hoàng kim kinh tế. Nhưng cũng chính vào lúc đó giới trẻ Mêhico bắt đầu ý thức được cần phải có dân chủ thì mới thực sự có tiến bộ xã hội. 

Trong bối cảnh đó, trước thềm Thế vận hội Mêhico, phong trào đấu tranh đòi dân chủ trong giới học sinh sinh viên đã nổ ra vào tháng 7/1968. Ban đầu là cuộc biểu tình của học sinh hai trường trung học bị cảnh sát chống bạo động trấn áp thô bạo.

Ngay sau đó sinh viên hai trường đại học lớn của đất nước là Đại học Tự trị Quốc gia Mêhico (UNAM) và Học viện Quốc gia Bách khoa (IPN) đã tập hợp tổ chức biểu tình ngày 30/07. Chính phủ đã điều động quân đội đến các trường Đại học để trấn áp, bắt bớ người biểu tình. Đây cũng là thời điểm phong trào đấu tranh lan rộng ra khắp các trường học trong cả nước.  

1968, năm khủng hoảng toàn cầu 

Không chỉ ở Mêhico, 1968 là năm của những biến động lớn trên khắp thế giới từ châu Âu sang châu Mỹ qua đến châu Á. Tại Pháp, Đức, Ý, phong trào nổi dậy đòi các quyền tự do cá nhân với quy mô chưa từng thấy. Đó cũng là năm quân đội miền Bắc Việt Nam mở cuộc tổng  tấn công Tết Mậu Thân trên khắp miền Nam Việt Nam không thành ; đó là năm xảy ra  các vụ sát hại mục sự Martin Luther Kinh và Robert Kennedy ở Hoa Kỳ, nơi phong trào Black Panters để bảo vệ các quyền công dân của người Mỹ gốc Phi đang lan rộng; Đó cũng là năm khối Hiệp ước Vacxava dưới sự lãnh đạo của Matxcơva đưa quân vào Tiệp Khắc, đất nước Đông Âu trong khối Cộng sản, để đàn áp phong trào Mùa xuân Praha, của chính quyền Alexander Dubček lên cầm quyền và tiến hành các cải cách nhằm dân chủ hóa đời sống chính trị cũng như cải thiện các quyền tự do cơ bản của con người. Hậu quả là Mùa Xuân Praha đã bị đàn áp đẫm máu. 

Phong trào sinh viên ở Mêhico vào lúc đó phát triển trên cớ sở của ủy ban đấu tranh và của Hội đồng Đình công Quốc gia (CNH) 

Càng gần đến ngày khai mạc Olympic, phong trào phản kháng càng lan rộng và lên cao và các vụ đàn áp của của chính quyền cũng trở nên thô bạo hơn.  

Đến giữa tháng 9, tức là một tháng trước khai mạc Thế vận hội, quân đối đã chiếm giữ các trường Đại học. Ngày 02/10, một cuộc biểu tình lớn với sự tham gia của khoảng 8000 người tại Tlatelolco đã nổ ra và kết thúc bằng cuộc đàn áp đẫm máu của quân đội. Theo báo chí Mehico lúc bấy giới, cuộc trấn áp đã làm 29 người thiệt mạng. Nhưng sứ quan Mỹ tại Mehico nói đến con số hơn một trăm người thiệt mạng. 

Ngày 12/10/1968, Thế vận hội mùa hè lần thứ 19 vẫn khai mạc trong bầu không khí căng thẳng cao độ về an ninh. 

Thierry Terret, nhà sử học thể thao, chuyên gia về Thế vận hội Olympic, nói về bối cảnh địa chính trị căng thẳng bao trùm trong và ngoài Mêhico trước thềm Thế vận hội 1968:  

Thế vận hội Mêhico 1968 và những thách thức địa chính trị
Vòng tròn biểu tượng phong trào Olympic hiện đại trên quảng trường Tocadero, Paris, Pháp.
Vòng tròn biểu tượng phong trào Olympic hiện đại trên quảng trường Tocadero, Paris, Pháp. AP - Michel Euler

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.