Vào nội dung chính
Tạp chí thể thao

Bóng đá Việt Nam: Cầu thủ gốc Việt, nguồn nhân lực mới nhiều tiềm năng

Đăng ngày:

Thời gian gần đây, trên sân cỏ bóng đá Việt nam xuất hiện ngày càng nhiều những cái tên nửa Việt, nửa ngoại quốc. Họ không phải là những cầu thủ ngoại đến lập nghiệp rồi được nhập quốc tịch Việt Nam.

Đội hình ra quân của đội tuyển bóng đá Việt Nam trong trận đấu vòng 1/8 ASIAN CUP 2019 tại Dubai ngày 20/01/2019.
Đội hình ra quân của đội tuyển bóng đá Việt Nam trong trận đấu vòng 1/8 ASIAN CUP 2019 tại Dubai ngày 20/01/2019. REUTERS/Thaier Al-Sudani
Quảng cáo

Họ là những cầu thủ gốc Việt, sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, có khi mang nửa dòng máu Việt, được gọi là các cầu thủ Việt Kiều, nay có mong muốn trở về lập nghiệp hy vọng được khoác áo đội tuyển quốc gia cống hiến cho quê hương.

Kể từ sau khi bóng đá Việt Nam có được những bước phát triển mạnh về chất, ngày càng đông các cầu thủ mang dòng máu Việt có thể hình thể lực tốt, được đào tạo bài bản và chơi bóng ở các nước Âu, Mỹ có nền bóng đá phát triển, muốn trở về gia nhập làng bóng Việt.

Đặc biệt là từ khi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có chủ trương mở rộng cửa đón các cầu thủ Việt Kiều với việc sửa đổi quy chế bóng đá chuyên nghiệp, cho phép các cầu thủ gốc Việt có bố hoặc mẹ là người Việt được về thi đấu với tư cách là cầu thủ nội, kể cả những người chưa có quốc tịch Việt Nam. Báo chí bóng đá Việt Nam nói đến một « làn sóng cầu thủ Việt Kiều về nước ».

Vì sao sân cỏ bóng đá Việt Nam thu hút những cầu thủ đang chơi ở nước ngoài về nước ? Trình độ chuyên môn của những cầu thủ Việt Kiều này được đánh giá thế nào, có cơ hội để thành công trên quê hương ? Họ có thể là nguồn nhân lực mới tiềm năng cho các đội tuyển quốc gia Việt Nam ? Chúng ta cùng trao đổi với chuyên gia bóng đá Trần Duy Ly.

08:13

Chuyên gia Trần Duy Ly

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.