Vào nội dung chính
VIỆT NAM - NÔ LỆ

Anh: Hơn 150 trẻ Việt được cứu khỏi giới buôn người, lại mất tích

Theo một số tổ chức từ thiện tại Anh Quốc ngày 13/10/2017, cả trăm thiếu niên Việt Nam từng được giải cứu khỏi tay những kẻ buôn người, đã biến mất khỏi các cơ sở quản lý nơi các em được gởi đến. Rất có thể, nhiều em đã bị bắt lại làm nô lệ.

Nạn nhân buôn người thường là thiếu nữ hoặc phụ nữ trẻ.
Nạn nhân buôn người thường là thiếu nữ hoặc phụ nữ trẻ. Ảnh : AFP
Quảng cáo

Theo báo Times, kể từ năm 2015, hơn 150 thiếu niên người Việt, đã mất tích hẳn khỏi các nơi tạm trú, và gần 90 em khác trong diện gọi là tạm thời mất tích.

Một nghiên cứu của tổ chức chống buôn bán trẻ em ECPAT UK cho thấy là tại Anh Quốc, 28% thiếu niên là nạn nhân của giới buôn người và sau đó được giải cứu, đều đã ít nhất một lần mất tích, trong đó phần lớn là trẻ em Việt Nam.

Tuyên bố với hãng tin Anh Reuters, bà Chloe Setter, một lãnh đạo của tổ chức ECPAT UK tố cáo: « Việc có quá nhiều em bị mất tích như vậy quả là đáng phẫn nộ! Vụ việc diễn ra khắp nơi trên toàn quốc, nhưng nó lại là một vấn đề bị che giấu! ».

Ông Kevin Hyland, thành viên ủy ban độc lập chống lạm dụng nô lệ của Anh lên tiếng báo động về số thiếu niên mất tích trong một báo cáo gần đây về nạn buôn người từ Việt Nam.

Theo tổ chức này, Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia có nhiều nạn nhân nhất bị rơi vào tay của các mạng lưới nô lệ hiện đại. Theo số liệu của ECPAT UK, hơn một nửa trong số đó là trẻ vị thành niên. Các nạn nhân thường bị bóc lột sức lao động, như trồng cần sa hoặc làm việc trong các tiệm làm móng.

Các chuyên gia nhận định rằng, những thiếu niên Việt Nam được giải thoát có thể bỏ trốn vì cảm thấy không an toàn, hoặc thấy mình bị cách ly, đặc biệt là khi các em không biết nói tiếng Anh. Một số em thậm chí đã liên lạc lại với chính kẻ bắt cóc mình sau khi được giải thoát, vì lo sợ chính bản thân hoặc gia đình các em bị trả thù.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.