Vào nội dung chính
KHÍ HẬU

Nhiệt độ 10 tháng đầu năm 2014 cao nhất kể từ 1880

Cơ quan đại dương và khí hậu của Mỹ NOAA ngày 20/11/2014 vừa công bố một báo cáo cho thấy toàn bộ 10 tháng đầu năm 2014 đều là những năm nóng nhất được ghi nhận trên hành tinh chúng ta kể từ khi người ta bắt đầu ghi các nhiệt độ của Trái đất vào năm 1880.

Nhóm chuyên gia liên chính phủ về khí hậu (Giec) báo động về nhiệt độ tăng nhanh - REUTERS /Steffi Loos
Nhóm chuyên gia liên chính phủ về khí hậu (Giec) báo động về nhiệt độ tăng nhanh - REUTERS /Steffi Loos
Quảng cáo

Theo cơ quan NOAA, tháng 10/2014 đã là năm nóng nhất kể từ năm 1880 và cũng là tháng 10 thứ 38 liên tiếp mà trong đó nhiệt độ của hành tinh chúng ta cao hơn mức trung bình của thế kỹ 20, lên đến 14,74 độ C.

Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 10/2014, nhiệt độ trung bình tính gộp cả đại dương và đất liền cũng cao hơn mức trung bình của thế kỷ 20. Nhiệt độ trên bề mặt các đại dương trong tháng 10/2014 cũng là nhiệt độ cao nhất được ghi nhận từ trước đến nay đối với một tháng 10. 

Những nhiệt độ cao kể trên là hậu quả của một luồng khí nóng hơn trên khắp địa cầu cả trên mặt đất lẫn mặt đại dương, được san đều cho bắc bán cầu cũng như nam bán cầu. Những kỷ lục về nhiệt độ này đã diễn ra mà không hề có tác động của luồng khí nóng El Nino từ Thái Bình Dương, mà trung bình cứ mỗi từ 5 đến 7 năm lại vẫn xuất hiện, gây ảnh hưởng to lớn đến khí hậu toàn cầu. 

Trong báo cáo cuối cùng công bố vào tháng Tư vừa qua, Nhóm chuyên gia liên chính phủ về khí hậu ( Giec ) cho rằng nếu không có thay đổi lớn và nhanh chóng về sản xuất năng lượng trên thế giới, mà hiện vẫn phụ thuộc rất nhiều than đá và dầu hỏa, thì đến năm 2100 nhiệt độ hành tinh chúng ta sẽ tăng thêm từ 3,7 đến 4,8 độ C. 

Theo nhóm Giec, hiện còn rất ít thời gian để nhân loại có thể hạn chế mức tăng nhiệt độ trên Trái đất từ đây đến cuối thế kỷ này lên tối đa là 2 độ C với thời kỳ tiền công nghiệp. 

Theo các chuyên gia của nhóm Giec, nếu mức tăng nhiệt độ hành tinh chúng ta vượt quá 2 độ C, điều này sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng như mực nước biển sẽ dâng cao do băng ở hai cực tan nhanh, các thiên tai lớn sẽ xảy ra dồn dập, nhiều loài động vật sẽ tuyệt chủng do bị mất môi trường sống và xung đột quân sự sẽ nổ ra khắp nơi.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.