Vào nội dung chính
CHIẾN TRANH UKRAINA - TÀI TRỢ

Liên Hiệp Châu Âu thông qua thỏa thuận cung cấp đạn cho Ukraina

Tại cuộc họp thượng đỉnh Hội Đồng Châu Âu ngày 23/03/2023 tại Bruxelles, 27 thành viên của Liên Âu đã nhất trí phê chuẩn thỏa thuận về việc cung cấp đạn dược cho Ukraina, được thông qua 3 ngày trước tại hội nghị cấp bộ trưởng.

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, tại thượng đỉnh Liên Âu, Bruxelles, ngày 23/03/2023.
Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, tại thượng đỉnh Liên Âu, Bruxelles, ngày 23/03/2023. AP - Olivier Matthys
Quảng cáo

Theo Juliette Gheerbrant, đặc phái viên của RFI tại hội nghị, Pháp đánh giá đây là thỏa thuận « lịch sử ». Trước hết là về thời gian nhanh chóng.Từ khi thủ tướng Estonia, Kaja Kallas, đề xuất về một vấn đề được cho là nhạy cảm đến khi có quyết định cuối cùng hôm qua chỉ có 5 tuần.

Thỏa thuận này dự trù các nước Liên hiệp Châu Âu cung cấp cho Kiev một triệu đạn pháo lấy từ kho dự trữ của khối. Để bù lại, Ủy Ban Châu Âu tháo khoán 1 tỷ euro. Ngoài ra, 1 tỷ euro khác sẽ được dành để cùng mua đạn dược. Một tin vui cho công nghiệp quốc phòng châu Âu là các hợp đồng mua đạn dược này sẽ được thực hiện với các nhà sản xuất Liên Âu và Na Uy.

Có điều là dù các quyết định đều được đưa ra cực kỳ nhanh, nhưng cũng phải đợi đến tháng 05/2023 thì Ủy Ban Châu Âu mới tiến hành đặt hàng và cũng còn phải mất nhiều tháng nữa thì kho đạn mới này mới có được.

Vẫn theo đặc phái viên của RFI, 27 nước đã thông qua văn kiện khẳng định lại rằng các tội ác của Nga phải được xét xử. Lệnh bắt giữ mới đây của Tòa Hình Sự Quốc Tế (CPI) nhắm vào tổng thống Nga Vladimir Putin và bà Maria Lvova-Belova, lãnh đạo cơ quan quyền trẻ em Nga, là động thái tích cực, nhưng liên quan đến tội ác xâm lược một quốc gia, 27 nước thành viên Liên Âu muốn thành lập một tòa án chuyên biệt tại La Haye, như đề xuất của Ủy Ban Châu Âu.

Một nội dung thảo luận khác liên quan đến các trừng phạt đối với Nga : Làm sao có thể chống được hiện tượng lách trừng phạt, tiếp tục buôn bán với Nga bằng cách thông qua nước thứ 3. Đây là một lỗ hổng mà 27 nước phải tìm cách bịt lại, trước khi thảo luận loạt trừng phạt mới.

Trong một diễn biến khác, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, hôm qua 23/03, thông báo Liên Âu sẽ tổ chức một hội nghị nhằm xác định nơi ở hiện nay của các trẻ em bị Nga bắt cóc tại Ukraina và để đưa các em về quê nhà.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.