Vào nội dung chính
MỸ - TRUNG QUỐC

Bên lề G20, nguyên thủ Mỹ-Trung gặp nhau để duy trì kênh liên lạc, tránh dẫn đến xung đột

Hôm qua, 14/11/2022, tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, tại Bali, Indonesia. Đây là lần đầu tiên hai lãnh đạo gặp nhau trực tiếp kể từ khi Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ. Mục tiêu của cuộc gặp là làm giảm căng thẳng song phương nhưng không phải nhượng bộ quá nhiều.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (P) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, tại Bali, Indonesia, ngày 14/11/2022.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (P) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20, tại Bali, Indonesia, ngày 14/11/2022. AP - Alex Brandon
Quảng cáo

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :

Hai lãnh đạo nở nụ cười trong c bắt tay. Nhưng cuộc thảo luận được tổng thống Mỹ mô tả là thẳng thắn, bao gồm một loạt các chủ đề khác nhau. Theo ngôn ngữ ngoại giao, điều này có nghĩa là hai lãnh đạo hầu như không có cùng quan điểm trong nhiều chủ đề.

Nhà Trắng liệt kê các chủ đề đã được đề cập tới. Hành động chống biến đổi khí hậu, các vấn đề về thương mại và kinh tế, nhân quyền, đặc biệt liên quan đến người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và tất nhiên là các vấn đề an ninh chiến lược.

Hoa Kỳ khẳng định sẽ bảo vệ các đồng minh của mình ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Joe Biden giải thích rằng theo quan điểm của ông, Trung Quốc không có lợi khi để một nước như Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân chiến lược ngay sát sườn vì điều đó sẽ dẫn đến việc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. Căng thẳng đang ở mức cao nhất về vấn đề Đài Loan. Joe Biden nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn tôn trọng chính sách một nước Trung Quốc, do vậy việc các thay đổi và căng thẳng ở Đài Loan bắt nguồn từ thái độ của Trung Quốc.

Một trong những mục tiêu của cuộc trao đổi này, cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai lãnh đạo kể từ khi Joe Biden làm tổng thống, là tránh để cho cạnh tranh dẫn đến tình trạng giống như xung đột và luôn duy trì các kênh liên lạc. Điều này đã được khởi động ở Bali và sẽ được tiếp tục với chuyến thăm Trung Quốc tới đây của ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.