Vào nội dung chính
Tạp chí thể thao

World Cup 2014 : Brazil vẫn ngổn ngang nỗi lo sân vận động

Đăng ngày:

Chỉ còn hơn hai tháng nữa đến ngày khai cuộc Cúp bóng đá thế giới 2014, Brazil, nước chủ nhà vẫn còn đang ngổn ngang công trường chuẩn bị cho sự kiện. Các sân vận động chưa hoàn thiện và an ninh cho ngày hội bóng đá đang làm đau đầu cho các nhà tổ chức của nước chủ nhà. Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA cũng bắt đầu lo ngại về những rủi ro từ việc tiến độ bàn giao các sân vận động bị chậm trễ.

Sân Sao Paulo đón trận khai mạc Cúp thế giới, đến giữa tháng Ba 2014 vẫn còn là một công trường xây dựng ngổn ngang.
Sân Sao Paulo đón trận khai mạc Cúp thế giới, đến giữa tháng Ba 2014 vẫn còn là một công trường xây dựng ngổn ngang. REUTERS/Paulo Whitaker
Quảng cáo

Trong tuần, Tổng thư ký Fifa, Jérome Valcke lại có chuyến thị sát 5 ngày đến Rio để kiểm tra tiến độ bàn giao các sân vận động phục vụ cho Cúp bóng đá thế giới. Từ một năm nay, quan chức Fifa này đã không ít lần đến Brazil để đốc thúc công việc chuẩn bị cho ngày hội bóng đá thế giới. Kết quả chuyến công tác lần này của nhân vật số 2 của Fifa là 5 trong số 12 sân vận động vẫn chưa thể bàn giao. Sân Sao Paulo, Cuiaba, Curitiba vẫn còn đang là công trường ngổng ngang với vật liệu và cần cẩu. Chỉ có hai sân Porto Alegre và Manaus là đang sắp sửa hoàn thiện.

Sự chậm trễ này có thể kéo theo nguy cơ không có thời gian để vận hành sân và những sự cố sau này là khó tránh khỏi. Ông Jérome Valcke đã thừa nhận điều đó sau chuyến công tác, đồng thời ông cũng hy vọng là Liên đoàn bóng đá thế giới sẽ phải rút ra bài học cho kỳ World Cup sắp tới tổ chức tại Nga vào năm 2018.
Đáng lo ngại nhất hiện nay là liệu sân Sao Paulo có kịp để đón trận khai mạc giữa Brazil và Croatia vào đúng ngày 12/6 trong sự an toàn tuyệt đối hay không.

Ngày hôm qua 29/3, trên công trường xây dựng sân Sao paulo lại xảy ra một tai nạn chết người nữa. Một công nhân đã ngã cẩu và tử nạn. Trước đó hồi tháng 11 năm ngoái vụ sập cẩu làm 2 công nhân thiệt mạng đã làm chậm đáng kể tiến độ thi công của sân. Hôm 18/3 những người có trách nhiệm thi công công trình hứa sẽ bàn giao sân cho Fifa chậm nhất vào ngày 15/4 trong hiện trạng tiếp tục các công việc hoàn thiện lắp đặt thiết bị trong khi vấn đề tài chính nảy sinh lại làm các nhà tổ chức thêm đau đầu.

Chủ tịch Fifa, Joseph Blatter hôm 27/3 vẫn khẳng định sân Sao Paulo vẫn sẽ đón trận khai mạc đúng như dự kiến. Đến nay đã có tổng số 7 công nhân bị tử nạn trên các công trường xây dựng sân vận động cho Cúp bóng đá thế giới tại Brazil. Hồi đầu năm nay tiến độ xây dựng của sân Curitiba cũng đã khiến Fifa lo lắng. Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff đã phải đích thân cam kết hạn cuối bàn giao vào giữa tháng Hai, thế nhưng đến tận cuối tháng Ba, khi Tổng thư ký Fifa quay lại hiện trường thì sân vẫn ngổn ngang là một công trường xây dựng.

Sân Maracana huyền thoại 

Hiện tại sân vận động duy nhất sẵn sàng là sân sẽ đón trận chung kết, sân Maracana tại Rio de Janeiro. Người hâm mộ bóng đá Brazil vẫn coi đây như là ngôi đền của môn bóng tròn. Địa điểm lịch sử của bóng đá Brazil này đã được nâng cấp nhiều lần và đã chạy thử qua Cúp các liên đoàn hồi mùa hè năm 2013. Trong lúc các sân vận động khác đang hối hả với việc chạy đua thời gian cho kịp tiến độ bàn giao thì Maracana đã hàng ngày vẫn đón các du khách đến thăm quan.

Như lời người hướng dẫn viên du lịch mỗi ngày vẫn giới thiệu với vài trăm khách đến thăm quan sân vận động. Maracana được xâu dựng để phục vụ Cúp bóng đá thế giới lần đầu tổ chức tại Brazil năm 1950, đó là kỳ Cúp thế giới mà tất cả người hâm mộ bóng đá Brazil đều muốn quên đi bởi nỗi cay đắng khi đội tuyển của họ bị thất bại trước Uruguay trong trận chung kết Cúp thế giới 1950. Khi đó hơn 200.000n người Brazil có mặt trên sân để chứng kiến thất bại của đội tuyển quốc gia mà đến nay họ vẫn coi như là một thảm hoạ quốc gia.

Từ đó đến nay đã 64 năm đi qua, sân vận động Maracana đã thay đổi. Sân vận động nay chỉ còn có thể đón nhận được 78 nghìn khán giả. Sân đã liên tục được nâng cấp, hiện đại hoá. Bertrand Muller, người đã từng sống ở Brésil từ năm 1968 nhớ lại những trận đấu trên sân vận động Maracana huyền thoại.

«Ở phía dưới, sát với xung quanh sân cỏ người ta còn để một khu gọi là khu bình dân, đó là khu vực vực dành cho những người mua vé ve với gia thấp nhất. Đó là một đường hào và khán giả ở đó phải đứng để theo dõi trận đấu và chỉ được xem trận đấu gần như sát mặt sân. Xem bóng đá như vậy kể cũng thú vị, trên khán đài người ta không có được cái cảm giác như vậy. Giá vé vào sân bây giờ rất đắt, trong khi đó trước kia đây là một nơi bình dân. Tất cả mọi người đều có thể đến để theo dõi trận đấu. Giời đây để đến sân xem bóng đá cũng phải là người có đời sống tương đối khá ».

Phụ trách vấn đề truyền thông của tập đoàn quản lý sân vận động Maraana, bà Mariana Carlson không phản đối việc tăng giá vé vào sân quá mức. Giá vé giờ đây có thể bằng một nửa tháng lương tối thiểu. Sân đã được nâng cấp hiện đại rất nhiều từ giải Cúp Liên đoàn, bà cho biết :

« Maracana bây giờ là một sân vận động hiện đại. Khán giả được tiếp cận gần mặt sân đấu, chỉ cách có 14 mét thôi. Chúng tôi cũng cho mở các trang thiết bị vụ dành cho cổ động viên như 70 nhà hàng, gần 300 nhà vệ sinh. Khi chúng tôi bắt đầu chiến dịch vào tháng Bảy năm ngoái, mọi người đều dè chừng, sợ vì phải tốn kém trả thêm nhiều tiền nhưng giờ đây mọi người đến đây cảm thấy như ở nhà mình. Họ đến để cổ vũ, để hò hét để khóc. Không khí trên sân Maracana luôn đầy cảm xúc mà không đâu có được ».

Và cái giá để có được cảm xúc cũng không so sánh được, không chỉ là giá vé mà giá thành cho các công việc nâng cấp và hiện đại hoá và xây dựng những hệ thống hạ tầng cơ sở xung quanh sân cũng rất lớn và tác động nhiều đến cuộc sống của người dân. Một kiến trúc sự đô thị tại Rio cho biết tá động của việc quy hoạch sân Maracana :

« Những người bị ảnh hưởng trực tiếp đến việc quy hoạch đô thị xung quanh sân vận động lớn này là những người rất nghèo. Để quy hoạch lại sân người ta phải tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng. Ở Rio có nơi cả một cộng đồng dân cư đông đúc bị trục xuất khỏi nơi ở cũ xung quanh sân vận động. Chính điều này đã dẫn đến những cuộc biểu tình chống lại Fifa, chống lại Cúp thế giới trong các khu dân cư nghèo khổ nhất ».

Quy mô của các cuộc biểu tình này đã khiến chính quyền bất ngờ trong thời gian diễn ra Cúp liên đoàn hồi giữa năm ngoái. Vấn đề là liệu các cuộc biểu tình như vậy có thể lặp lại trong thời gian diễn ra Cúp thế giới. Ông Ricardo, một người đã tham gia các cuộc biểu tình như vậy cho biết :

« Thật khó có thể dự báo liệu có xảy ra phong trào biểu tình phản kháng lớn như hồi tháng Sáu năm 2013 hay không. Điều có thể nói ngay là, đúng là có sự phản kháng trong người dân. Và nếu Brazil không vào được đến vòng hai thì sẽ là một thất vọng khủng khiếp. Nỗi thất vọng này sẽ càng làm cho phong trào phản kháng trở nên lớn hơn. Ngược lại nếu kết quả thi đấu của đội tuyển tốt thì phong trào đấu tranh xã hội sẽ giảm nhiệt ».

Tứ kết Cúp C1 bóng đá châu Âu và những thế lực mới nổi lên

Vòng tứ kết Cúp C1 châu Âu bắt đầu vào các trận tứ kết lượt đi vào thứ Ba và thứ Tư tuần tới với cuộc so tài của 8 đội bóng hàng đầu châu Âu : Bayer Munich - Manchester United, Borussia Dormund - Real Madrid, Barcelona - Atletico Madrid, Chelsea-Paris Saint Germain. Có thể nói đến sự có mặt của các đại diện trên ở vòng tứ kết là không có gì bất ngờ, đánh giá đúng thế và lực họ trong suốt hành trình đã qua trong mùa bóng này ở sân nội địa cũng như

06:39

Chuyên gia Trần Văn Mui-Sài Gòn

châu lục. Ngoài những cái tên quen thuộc, người ta thấy xuất hiện hai thế lực mới nổi lên cùng những tham vọng lớn đó là Atletico và Paris Saint Germain. Cùng với chuyên gia bóng đá Trần Văn Mui, chúng ta sẽ điểm qua những cán cân lực lượng của các đội trước khi bước vào vòng tứ kết của giải đấu.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.