Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC - CHÂU PHI

Trung Quốc bịt miệng báo chí châu Phi như thế nào?

Courrier internationnal (15-21/11/2018) trích dịch bài viết của một nhà báo châu Phi, nạn nhân của vòi bạch tuộc Trung Quốc trong lĩnh vực truyền thông. Bài viết về người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương của nhà báo độc lập Azad Essa, Nam Phi, được đăng trên báo giấy của tập đoàn Independant Media, cơ quan truyền thông lớn thứ hai ở Nam Phi, nhưng sau đó không được đăng trên internet.

Ảnh chụp từ màn hình trang ChinAfrica.
Ảnh chụp từ màn hình trang ChinAfrica. RFI / Tiếng Việt
Quảng cáo

Điều này dễ hiểu vì 20% vốn của Independant Media nằm trong tay China International Television Corporation và Quỹ Phát triển Trung Quốc-châu Phi. Năm 1999, Trung Quốc khởi động một chương trình mở cửa kinh tế và xã hội có quy mô lớn ở châu Phi, với tên gọi Going Out, để phát triển lợi ích của Trung Quốc. Hàng chục triệu đô la được Bắc Kinh đầu tư vào truyền thông châu Phi để đối chọi với hình ảnh xấu mà truyền thông phương Tây vẫn đưa về Trung Quốc.

Một mặt, các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc mở chi nhánh ở châu Phi. Bắc Kinh cũng ủng hộ truyền thông tư nhân nước nhà hoạt động tại lục địa này. Tân Hoa Xã, Global Television Network, China Daily phiên bản châu Phi và ChinAfrica đều có mặt ở Johannesburg. Tập đoàn truyền thông Trung Quốc StarTimes, có liên hệ chặt chẽ với chính quyền Bắc Kinh, trở thành nhà cung cấp truyền hình kỹ thuật số hàng đầu tại châu Phi và có mặt tại 30 nước.

Mặt khác, các quỹ đầu tư Trung Quốc mua lại cổ phần của một số tập đoàn truyền thông tư nhân châu Phi và tổ chức các chuyến du lịch miễn phí sang Trung Quốc cho các nhà báo châu Phi. Tại Kenya, tiệc chiêu đãi một số Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi hoặc các buổi thảo luận dành cho giới nhà báo đều được Bắc Kinh tài trợ.

Theo truyền thông phương Tây, người Trung Quốc hành xử như những kẻ xâm lược hoặc tân thực dân, còn người châu Phi là những dân tộc thiếu nghị lực, tham nhũng. Nhưng theo truyền thông thân Trung Quốc thì ngược lại : Trung Quốc là đối tác, mạnh thường quân, còn các nước châu Phi là những người thụ hưởng may mắn.

Nhà báo Nam Phi kết luận, trong mắt các nhà lãnh đạo châu Phi, Bắc Kinh là « người bạn thực sự ». Nhưng những doanh nghiệp châu Phi bị các quỹ đầu tư Trung Quốc mua lại một phần vốn sẽ nhanh chóng « nếm » mùi kiểm duyệt theo mô hình Trung Quốc.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.