Vào nội dung chính
HOA KỲ - TƯ PHÁP

Tối Cao Pháp Viện Mỹ sắp ngả sang khuynh hướng bảo thủ

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 09/07/2018 bổ nhiệm một thẩm phán cho Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, có lẽ là một nhân vật rất bảo thủ. Đây là một quyết định có nguy cơ mang lại hậu quả nặng nề cho sự phát triển của xã hội Mỹ. Để tạo tiếng vang làm hài lòng cử tri của mình, ông Trump dự định giới thiệu người được chọn lựa vào 21 giờ, tức giờ vàng trên truyền hình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu về ý định bổ nhiệm thẩm phán cho Tối Cao Pháp Viện trước khi lên chiếc Air Force One tại Morristown, New Jersey, ngày 0/07/2018.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu về ý định bổ nhiệm thẩm phán cho Tối Cao Pháp Viện trước khi lên chiếc Air Force One tại Morristown, New Jersey, ngày 0/07/2018. REUTERS/Joshua Roberts
Quảng cáo

Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier cho biết thêm chi tiết :

« Khả năng hành động của tổng thống Donald Trump bị giới hạn tại Thượng Viện, đảng Cộng Hòa chỉ hơn đảng Dân Chủ có một ghế, và cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới có thể làm thay đổi cán cân lực lượng. Nhưng việc bổ nhiệm này có tầm quan trọng rất lớn : một thẩm phán ở Tối Cao Pháp Viện là sẽ một trong những gia tài nhiều ảnh hưởng nhất do một tổng thống để lại.

Trong khi ông Trump không giấu giếm việc ông sẽ bổ nhiệm một nhân vật siêu bảo thủ thứ hai, thượng nghị sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham cho biết ông rất lấy làm tiếc về sự phân cực trên bàn cờ chính trị.

Ông Graham nói : « Tôi chưa bao giờ chứng kiến một tình hình rối tung như thế. Không có ứng cử viên nào do ông Trump chọn lựa có thể nhận được nhiều lá phiếu của phe Dân Chủ nếu như người đó chỉ có chút thiên hướng bảo thủ. Nhưng một số thượng nghị sĩ Dân Chủ có lẽ sẽ buộc phải ủng hộ vì lý do chính trị ở địa phương ».

Đảng Dân Chủ cũng lo ngại một số đại biểu của mình sẽ đồng ý sự chọn lựa của ông Donald Trump, đơn giản là để không bị mất các cử tri ủng hộ mình tại những tiểu bang mà tổng thống được lòng dân. Thượng nghị sĩ Dick Durbin cảnh báo rằng những tính toán cho lợi ích cá nhân này sẽ mang lại những hậu quả nặng nề.

Ông Durbin nhấn mạnh : « Tất cả các ứng viên đã được sơ tuyển trước bởi tổ chức mang tên Federalist Society. Đây là một tổ chức chuyên vận động hậu trường, họ xem xét từng ứng cử viên một để chắc chắn rằng những người này đáp ứng tất cả mọi tiêu chí liên quan đến việc thực hiện những chính sách bảo thủ nhất tại nước Mỹ ».

Vị thẩm phán đã từ chức thường xuyên đóng vai trò trụ cột ; và bốn nhân vật đầy hy vọng kế nhiệm là những người có niềm tin tôn giáo vững chắc, đôi khi còn chủ trương diễn giải Hiến Pháp ; sẽ làm cho Tối Cao Pháp Viện nghiêng hẳn về cánh hữu. Và tình trạng này còn kéo dài trong nhiều thập niên nữa, vì thẩm phán lớn tuổi nhất năm nay 53 tuổi ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.