Vào nội dung chính
QUỐC TẾ - RSF

RSF: 21 nước đàn áp báo chí nghiêm trọng

Tự do báo chí tiếp tục bị tấn công trên khắp thế giới. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF, trong bản báo cáo tình hình 2017, cho biết có 21 nước đang ở trong tình trạng « rất nghiêm trọng », một kỷ lục mới. Việt Nam đứng hạng 175 trên 180.

Ảnh minh họa : Tự do báo chí trên thế giới bị siết chặt hơn vào 2017.
Ảnh minh họa : Tự do báo chí trên thế giới bị siết chặt hơn vào 2017. Paul Bradbury/Getty Images
Quảng cáo

Bản đồ thế giới do RSF công bố dựa theo bản xếp hạng toàn cầu về quyền tự do báo chí năm 2017 là một bức tranh ảm đạm : 21 nước đứng trong danh sách bị xem là tệ hại nhất. Trong danh sách này, năm nay có thêm Irak 160, cùng đứng chung với các chế độ có thành tích trấn áp báo chí như Ai Cập 161, Cuba 172 Việt Nam 175,Trung Quốc 176, hay Bắc Triều Tiên, hạng 180, cuối bảng.

Với hạng 175, Việt Nam được mô tả là một nước mà toàn thế các cơ quan truyền thông báo chí « phải theo lệnh của đảng Cộng sản ». Nguồn tin độc lập duy nhất là « blogger và người dân làm báo ». Nhưng các phóng viên độc lập thường xuyên bị công an trấn áp bằng bạo lực . Bị cáo buộc « hoạt động tuyên truyền chống nhà nước nhằm lật đổ chính quyền », nhiều blogger lãnh án tù rất nặng nề.

Nếu tại châu Âu, Na Uy vẫn đứng đầu các nước tôn trọng tự do báo chí theo Tổng thư ký của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Christophe Deloire, các nền dân chủ tây phương đang bị đe dọa. Cho dù châu Âu là nơi là báo chí được hoạt động tự do nhất địa cầu nhưng một số thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu như Cộng hoà Séc, Slovakia, Serbia và Malta bị xuống hàng chục hạng trong bảng tổng kết 2017. Ngay nước Pháp (33) , tuy lên được 6 hạng, nhưng không thiếu trường hợp báo chí bị giới chính trị gièm pha.

Theo RSF, các nền dân chủ đang bị tâm lý « Hận thù giới làm báo » đe dọa.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.