Vào nội dung chính
NGA-MỸ

Nga coi 9 cơ quan truyền thông Mỹ là « đặc vụ của nước ngoài »

Bộ Tư Pháp Nga ngày 05/12/2017 đã xếp 9 cơ quan truyền thông Mỹ vào danh sách các « cơ quan nước ngoài », một tên gọi gây nhiều tranh cãi. Hai trong số 9 cơ quan này gồm đài phát thanh VOA và Radio Free Europe/Radio Liberty, do Quốc Hội Mỹ tài trợ.

Nga coi 9 cơ quan truyền thông Mỹ là "đặc vụ nước ngoài". Ảnh minh họa.
Nga coi 9 cơ quan truyền thông Mỹ là "đặc vụ nước ngoài". Ảnh minh họa. REUTERS/Maxim Shemetov
Quảng cáo

AFP cho biết đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ Voice of America và đài phát thanh Châu Âu Tự Do Radio Free Europe/Radio Liberty do Quốc Hội Mỹ tài trợ, 7 cơ quan truyền thông khác có liên quan bị xếp vào danh sách các tổ chức « thực hiện chức năng của đại diện nước ngoài ».

Tại Nga, cụm từ này thường dùng để ám chỉ cơ quan « đặc vụ của nước ngoài ».

Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và đài phát thanh Châu Âu Tự Do là hai cơ quan truyền thông đầu tiên được chính quyền Matxcơva cảnh báo về nguy cơ bị xếp vào danh sách « đặc vụ của nước ngoài ».

Hồi cuối tháng 11/2017, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban bố luật cho phép gọi tất cả các cơ quan truyền thông nước ngoài hoạt động tại Nga bằng một cái tên gây tranh cãi « cơ quan nước ngoài », dựa theo quyết định của bộ Tư Pháp Nga. Đây là hành động đáp trả của chính quyền Matxcơva sau khi bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu kênh truyền hình Russia Today của Nga phải đăng ký dưới tên gọi đại diện nước ngoài tại Mỹ.

Luật mà tổng thống Nga ban hành bị tổ chức nhân quyền Human Rights Watch và Amnesty International chỉ trích gay gắt vì theo luật trên, các cơ quan truyền thông bị nhắm tới phải ghi rõ trên mọi tài liệu rằng họ là « cơ quan nước ngoài » và phải báo cáo về nguồn tài chính với nhà chức trách Nga.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.