Vào nội dung chính
QUỐC TẾ

Bốn năm sau vụ 2 ký giả RFI bị giết ở Mali, thủ phạm vẫn tự do

Hôm nay, 02/11/2017 là một ngày đặc biệt đối với giới làm báo, vì là ngày được Liên Hiệp Quốc tuyên bố là « Ngày Quốc Tế về việc chấm dứt nạn tội ác nhắm vào nhà báo không bị trừng phạt ».

Hai nhà báo của RFI, Claude Verlon (T) và Ghislaine Dupont, bị bắt cóc và sát hại ngày 2/11/2013, tại Kidal, Mali.
Hai nhà báo của RFI, Claude Verlon (T) và Ghislaine Dupont, bị bắt cóc và sát hại ngày 2/11/2013, tại Kidal, Mali. RFI
Quảng cáo

Trong một phiên họp vào năm 2013, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khóa 68 đã thông qua nghị quyết chọn ngày mồng 02/11 làm ngày chấm dứt tệ nạn gọi là gây tội ác với các nhà báo nhưng lại không hề bị trừng phạt.

Sở dĩ ngày này được chọn, đó là để tưởng nhớ hai nhà báo của đài RFI - Ghislaine Dupont và Claude Verlon - đã bị bắt cóc rồi sát hại ngay hôm 2/11/2013, khi đang tác nghiệp tại thành phố Kidal, xứ Mali ở châu Phi.

Vấn đề là từ đó cho đến nay, không một nghi phạm bắt cóc nào bị bắt giữ, động cơ của vụ bắt cóc cũng như lý do sát hại hai nhà báo RFI đó cũng chưa được làm sáng tỏ.

Tình trạng các nhà báo bị sát hại trong khi đang tác nghiệp, nhưng thủ phạm vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật, khá phổ biến.

Theo một báo cáo của cơ quan Liên Hiệp Quốc Unesco vào cuối năm 2016, từ năm 2006 đến năm 2015, định chế này đã ra tuyên bố lên án 827 vụ giết hại nhà báo trên thế giới, đại đa số thường là các thông tín viên ở tại chỗ, chỉ có 5% là phóng viên ngoại quốc.

Vấn đề là trong hơn 800 trường hợp được ghi nhận, chỉ có 8% ca được giải quyết mà thôi, nghĩa là thủ phạm bị bắt giữ và trừng phạt.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.