Vào nội dung chính
ĐỨC - CHÍNH TRỊ

Đức : Biểu tình tại Berlin phản đối đảng cực hữu có đại diện tại Quốc Hội

Hôm nay, 23/10/2017, tân Quốc Hội Đức nhóm họp phiên đầu tiên, sau cuộc bầu cử lập pháp ngày 24/09. Còn hôm qua, 22/10/2017, khoảng 10 ngàn người đã biểu tình tại Berlin chống tệ nạn phân biệt chủng tộc và phản đối đảng cực hữu AfD có dân biểu tại Quốc Hội. Trong cuộc bầu cử vừa qua, đảng này về thứ ba và có tới 90 dân biểu tại nghị viện Đức.

Khoảng 10 ngàn người biểu tình vào hôm qua, 22/10/2017, tại Berlin để chống nạn phân biệt chủng tộc và phản đối đảng cực hữu AfD có dân biểu tại Quốc Hội.
Khoảng 10 ngàn người biểu tình vào hôm qua, 22/10/2017, tại Berlin để chống nạn phân biệt chủng tộc và phản đối đảng cực hữu AfD có dân biểu tại Quốc Hội. REUTERS/Axel Schmidt
Quảng cáo

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut gửi về bài tường trình :

« Không chấp nhận dân biểu phát xít tại Quốc Hội, không chấp nhận đảng AfD, lựa chọn của chúng ta là đoàn kết. Rất nhiều tổ chức đã ủng hộ cuộc biểu tình ngày hôm qua. Sáng kiến này là của một sinh viên gốc Thổ Nhĩ Kỳ, trước đây xin tị nạn chính trị tại Đức.

Ali Can đã làm mọi người chú ý tới khi qua điện thoại, anh cho biết về những lo ngại về việc có nhiều người ủng hộ các luận điểm của đảng cực hữu AfD. Anh nói : Tôi mong muốn có một kết quả bầu cử khác và tôi biết rằng cuộc bầu cử lần này sẽ khác các cuộc bỏ phiếu trước đây, trong đó có việc đảng cực hữu AfD có đại diện tại Quốc Hội.

Một người biểu tình da mầu rất lo ngại về việc đảng AfD giành thắng lợi và có đại diện tại Quốc Hội. Cô nói : Tôi lo ngại bị mất các quyền, mất bảo hiểm y tế, thậm chí lo cho cả sinh mạng của mình. Điều quan trọng là cần có mặt tại đây để biểu tình cho dù điều này không thực sự làm thay đổi mọi việc. Cần phải biểu tình hàng ngày chứ không phải chỉ có hôm nay. Và có thể cần tỏ ra kiên quyết hơn, tranh đấu mạnh mẽ hơn, chứ không chỉ biểu tình.

Trước đó, đảng cực hữu AfD phản đối cuộc biểu tình và coi đây là một hành động tấn công vào nền dân chủ. Đảng này cho rằng đó là một sự phân biệt đối xử không thể chấp nhận được chống lại các dân biểu đã được bầu ra một cách dân chủ ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.