Vào nội dung chính
NGA

Nga muốn mở rộng ảnh hưởng ở vùng Bắc Cực

Diễn Đàn Quốc Tế về Bắc Cực lần thứ tư được tổ chức từ ngày 28 đến 30/03/2017, tại Arkhangelsk, Nga, với sự tham dự của tất cả các nước nằm kế cận Bắc Cực (Canada, Hoa Kỳ, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Greenland) cũng như các quốc gia quan tâm đến những thách thức thương mại tại đây, như Trung Quốc, Nhật Bản. Bởi vì Bắc Cực có một vị trí chiến lược về mặt quân sự và thương mại. Nhất là khi nhiệt độ trên trái đất tăng, làm tan băng, giúp cho việc khai thác trở nên dễ dàng hơn. Do vậy, từ nhiều năm qua, Nga đã không dấu diếm tham vọng của mình đối với vùng Bắc Cực.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm vùng Alexandra Land ở dẫy đảo Franz Josef Land, vùng Bắc Cực thuộc Nga, ngày 29/03/2017.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm vùng Alexandra Land ở dẫy đảo Franz Josef Land, vùng Bắc Cực thuộc Nga, ngày 29/03/2017. REUTERS/Sergei Karpukhin
Quảng cáo

Thông tín viên Muriel Pomponne từ Matxcơva cho biết thêm thông tin :

Dimitri Rogozine, phó thủ tướng Nga phụ trách tổ hợp công nghiệp quân sự, ngay từ năm 2015, đã giải thích : Bắc Cực, đó là lãnh thổ của chúng ta và chúng ta sẽ bảo đảm an ninh cho khu vực này. Chúng ta cũng sẽ làm ăn tại đây.

Để khẳng định sự hiện diện của mình, Nga đã triển khai một hạm đội 40 tàu phá băng tại vùng này, trong đó có một tàu phá băng mới của quân đội. Nga cũng xây dựng tại Bắc Cực một căn cứ và tổ chức các cuộc tập trận trên quy mô lớn.

Thế nhưng, Nga rất muốn chứng minh rằng thềm lục địa của nước này trải dài, vượt ra ngoài giới hạn 200 hải lý hiện nay, để đòi thêm 1,2 triệu cây số vuông.

Bởi vì Bắc Cực chiếm tới 20% trữ lượng dầu lửa của thế giới và khác với Nam Cực, lãnh thổ này không nằm trong phạm vi điều chỉnh của các thỏa thuận quốc tế. Nơi đây thu hút sự quan tâm của các tập đoàn dầu khí lớn. Ví dụ dự án khí đốt rất lớn của hãng Total đang được hoàn tất, ở phía bắc bán đảo Yamal.

Nga không chỉ muốn khai thác vùng này mà còn muốn kiểm soát các hoạt động trung chuyển dầu khí thông qua tuyến đường mới ở phía bắc, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Các nước kề cận như Canada, Hoa Kỳ, Na Uy, Đan Mạch cũng muốn tham gia kiểm soát tuyến đường này mới này.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.