Vào nội dung chính
TIN VẮN

TIN ĐỌC NHANH

Quảng cáo

(Reuters) - Tổng thống Mỹ sẽ tiếp lãnh đạo Trung Quốc tại Florida trong hai ngày 6 và 07/04/2017. Đây sẽ là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa lãnh đạo hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Đầu tháng 2/2017 tổng thống Donald Trump cũng đã tiếp thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại khu nhà nghỉ dưỡng và sân golf ở Mar- A-Lago, bang Florida.

(Reuters) - Phó tổng thống Mỹ công du châu Á trong tháng 4/2017. Nhật Bản và Indonesia, Hàn Quốc và Úc nằm trong lịch trình công du của phó tổng thống Mike Pence. Trước ông Pence, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Theo giới quan sát, các hoạt động ngoại giao này diễn ra trong bối cảnh nhiều nước châu Á lo ngại chính quyền của tổng thống Donald Trump từ bỏ chiến lược « xoay trục » sang châu Á, được tiến hành dưới thời tổng thống Barack Obama, nhằm kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

(AP) - Trung Quốc bổ nhiệm ông Lương Chấn Anh làm phó chủ tịch Toàn Quốc Chính Hiệp. Hôm nay, 13/03/2017, Hội Nghị Hiệp Thương Chính Trị Nhân Dân Trung Quốc, gọi tắt là Toàn Quốc Chính Hiệp, đã bầu ông Lương Chấn Anh (Leung Chung-ying), trưởng đặc khu Hồng Kông sắp mãn nhiệm, vào chức vụ phó chủ tịch Toàn Quốc Chính Hiệp. Tháng 12 năm ngoái, ông Lương Chấn Anh thông báo không ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai chức trưởng đặc khu Hồng Kông ; nhiệm kỳ hiện nay của ông sẽ kết thúc vào tháng Bẩy tới.

(AFP) - Lãnh đạo đối lập Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng cử tri sẽ bác bỏ dự luật tăng cường quyền lực cho tổng thống. Ngày 13/03/2016, Kemal Kiliçdaroglu tuyên bố tin tưởng rằng, trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/04 tới  về việc tăng quyền lực cho tổng thống, cử tri nước này sẽ bỏ phiếu chống. Ông cảnh báo, thắng lợi của phe ủng hộ sẽ dẫn tới việc xóa bỏ nền dân chủ tại Thổ Nhĩ Kỳ.

(AFP) - Căng thẳng giữa Amsterdam và Ankara tiếp diễn. Thủ tướng Hà Lan ngày 12/03/2017 cho biết không xin lỗi về việc trục xuất bộ trưởng Gia Đình và Các Chính Sách Xã Hội Thổ Nhĩ Kỳ. Bà bộ trưởng này tới Hà Lan để vận động cho cuộc trưng cầu dân ý. Bộ Ngoại Giao Hà Lan lưu ý các công dân của mình tại Thổ Nhĩ Kỳ nên thận trọng, tránh tới chỗ đông người, vì quan hệ giữa hai nước đang căng thẳng.

(AFP) - Vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ gây chia rẽ chính trường Pháp mùa bầu cử. Các đảng phái có phản ứng khác nhau về việc ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tham dự một cuộc mít tinh với cộng đồng Thổ tại Metz, miền đông nước Pháp chiều ngày 12/03/2017. Ứng viên tổng thống thuộc cánh hữu và cánh trung François Fillon chỉ trích chính phủ không tỏ tình đoàn kết với các nước châu Âu khác, như Đức, Hà Lan đã cấm các cuộc mít tinh này. Đảng Mặt Trận Quốc Gia cũng có phản ứng tương tự, trong khi ngoại trưởng Pháp lại muốn làm dịu căng thẳng, ủng hộ việc cho phép mít tinh vận động nếu không có vấn đề an ninh công cộng.

(Reuters) - Lực lượng Irak siết chặt vòng vây Daech ở Mossoul. Phát ngôn viên của Lực Lượng Phản Ứng Nhanh, thuộc bộ Nội Vụ Irak, ngày 13/03/2017 cho biết đã chiếm lại được nhiều tòa nhà hành chính ở phía tây Mossoul, nơi quân thánh chiến của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đang cố thủ. Việc tái chiếm các vị trí này cho phép các lực lượng của chính phủ Irak siết chặt vòng vây Mossoul, chuẩn bị tiến hành các trận đánh lớn vào thành phố này.

(AFP) - Thủ tướng Scotland lại đòi tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế độc lập với Vương quốc Anh sau Brexit. Bà Nicola Sturgeon ngày 13/03/2017 thông báo ý đinh tổ chức trưng cầu dân ý vào cuối 2018 đầu 2019. Tuyên bố trên được đưa ra vào lúc thủ tướng Anh, Theresa May chuẩn bị tiến hành thủ tục Brexit, đưa nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Nếu đa số cử tri Scotland đòi chia tay với Luân Đôn, Vương quốc Anh có nguy cơ tan rã.
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.