Vào nội dung chính
SYRIA

Syria : Damas thiếu nước nghiêm trọng, LHQ lên án " tội ác chiến tranh"

Vào hôm nay, 06/01/2017, Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng tố cáo các phe lâm chiến ở Syria phạm « một tội ác chiến tranh » khi để cho hơn 5 triệu dân thủ đô Damas của Syria không có nước uống, trong lúc tình trạng thiếu nước sử dụng ngày nghiêm trọng hơn do các trận chiến giữa quân đội Syria với lực lượng nổi dậy.

Theo Liên Hiệp Quốc, 5,5 triệu người dân thủ đô Damas tại Syria bị thiếu nước uống.
Theo Liên Hiệp Quốc, 5,5 triệu người dân thủ đô Damas tại Syria bị thiếu nước uống. LOUAI BESHARA / AFP
Quảng cáo

Các trận đánh kéo dài từ hai tuần lễ nay ở Wadi Barada, dưới quyền kiểm soát của lực lượng nổi dậy, cách Damas 15 cây số, là nơi mà có những nguồn nước uống chính cung cấp cho thủ đô Syria, đã vi phạm lệnh hưu chiến mới với thỏa thuận của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, có hiệu lực từ ngày 30/12/2016.

Tuy thủ đô Damas tương đối không bị thiệt hại như những nơi khác do cuộc chiến ở Syria, nhưng dân cư lại lâm vào cảnh thiếu nước nghiêm trọng từ hôm 22/12.

Chính quyền Damas tố cáo phe nổi dậy đã đầu độc nguồn nước bằng diesel, cho nên buộc phải cắt nguồn nước, trong lúc phía nổi dậy cho rằng các vụ dội bom của quân đội Syria đã phá hủy hạ tầng cơ sở.

Tại Genève, Jan Egeland, trưởng nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về trợ giúp nhân đạo, nhận thấy khó khẳng định ai chịu trách nhiệm về tình trạng này. Ông đánh giá « chỉ riêng tại Damas, 5,5 triệu người không có nước uống, do các trận đánh, hay do bị phá hoại, hoặc vì cả hai lý do. Liên Hiệp Quốc sẽ cho điều tra và tái lập lại nguồn nước » .

Theo đại diện Liên Hiệp Quốc, « việc phá hoại nguồn nước là tội ác chiến tranh vì dân thường là nạn nhân, không có nước uống hay uống nước ô nhiễm sẽ bị bệnh, cho nên phải khẩn cấp tái lập nguồn nước » .

Về tình hình chiến sự, theo tổ chức Đài quan sát nhân quyền Syria OSDH, từ khi hưu chiến ban hành, tuy có vi phạm, nhưng nhìn chung thì chiến sự đã giảm cường độ một cách rõ rệt, số thiệt hại nhân mạng cũng giảm thấy rõ.

Hưu chiến mới hiện nay trên nguyên tắc là nhằm giúp mở đường cho vòng đàm phán dưới sự bảo trợ của Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ hầu giải quyết cuộc chiến đã kéo dài từ tháng 3/2011.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.