Vào nội dung chính
ĐA DẠNG SINH THÁI

CITES họp về bảo vệ động thực vật hoang dã

Công ước quốc tế về thương mại quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ngày 24/09/2016 khai mạc cuộc họp tại Johanesbourg- Nam Phi, để nghiên cứu hàng chục đề nghị về việc hạn chế việc buôn bán khoảng 500 loài động thực vật hoang dã.

Tổ chức WWF CITES báo động về tê giác, động vật trên đà bị tuyệt chủng.
Tổ chức WWF CITES báo động về tê giác, động vật trên đà bị tuyệt chủng. ®© Martin Harvey / WWF
Quảng cáo

Hàng ngàn nhà hoạt động bảo vệ môi trường và đại diện các chính phủ tham gia vào cuộc họp, được tổ chức 3 năm một lần, kéo dài 12 ngày, với trọng tâm là chống buôn lậu voi, tê giác và tê tê, đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn lậu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, chủ yếu là ở châu Á. Các cuộc tranh luận cũng sẽ xoay quanh việc bảo vệ cây cẩm lai và loài cá mập.

CITES là một hiệp định quốc tế nhằm bảo vệ các loài động thực vật bị đe dọa bởi nạn khai thác thương mại quá mức. Hiệp định, được 182 quốc gia cùng với Liên Hiệp Châu Âu ký kết, đã có hiệu lực từ năm 1975.

Theo các tổ chức phi chính phủ, cuộc họp năm nay rất quan trọng đối với sự tồn vong của các loài voi, tê giác, sư tử và tê tê, có nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn nếu không được bảo vệ tối đa. Theo thẩm định của CITES, thị trường tiêu thụ các động vật hoang dã này lên đến khoảng 20 tỷ đôla mỗi năm, với sự tham gia của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.

Việc buôn bán sừng tê giác và ngà voi đã chính thức bị cấm từ năm 1977 và từ năm 1989, nhưng các biện pháp được thi hành đã không ngăn chận được việc tàn sát hai loài này.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.