Vào nội dung chính
DI CƯ - QUỐC TẾ

244 triệu người di cư trong năm kỷ lục 2015

Số lượng người di cư quốc tế tăng vọt lên đến 244 triệu trong năm 2015, cao hơn 40% so với năm 2000. Theo bản báo cáo của Vụ Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 18/12/2015, lý do thứ nhất giải thích làn sóng di cư là do nhu cầu kinh tế của các thị trường quốc tế. Tiếp theo là mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Người tị nạn và nhập cư từ  đảo Lesbos tới cảng Piraeaus, gần Athens, Hy Lạp, ngày 18/12/2015.
Người tị nạn và nhập cư từ đảo Lesbos tới cảng Piraeaus, gần Athens, Hy Lạp, ngày 18/12/2015. REUTERS/Alkis Konstantinidis
Quảng cáo

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, gần một nửa số người di cư trên thế giới sinh ra tại Châu Á. Trong vòng 15 năm qua, có khoảng 1,7 triệu người Châu Á di cư hàng năm, chiếm tới gần một nửa tổng số người di cư trên toàn thế giới. Đứng thứ hai là Châu Âu.

Trong buổi giới thiệu bản báo cáo, Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jan Eliasson nhận định số người di cư trên thế giới chắc chắn sẽ còn tăng, do chênh lệch về kinh tế, do nhu cầu lao động từ các thị trường hình thành từ quá trình toàn cầu hóa và do mong muốn tìm được một cuộc sống tốt hơn.

Hai phần ba số người di cư quốc tế chỉ sống tập trung tại 20 quốc gia. Khoảng 47 triệu người đang sinh sống tại Hoa Kỳ, tiếp theo là Đức với 12 triệu người, Nga cũng có 12 triệu người nhập cư và Ả Rập Xê Út có 10 triệu người.

Còn Ấn Độ là nước có cộng đồng dân cư sống ở hải ngoại lớn nhất, với 16 triệu người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Tiếp theo là các nước Mêhico, Nga và Trung Quốc.

Trước đó, trong một bản báo cáo khác của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Châu Âu đã phải tiếp nhận hơn 900.000 người tị nạn và nhập cư trong năm 2015, trong đó khoảng một nửa là người Syria chạy trốn cuộc chiến tranh.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.