Vào nội dung chính
ĐẢO CHYPRE - CHÂU ÂU

Miền bắc đảo Chypre bầu cử : hy vọng thống nhất đất nước

Hôm nay Chủ nhật 26/04/2015, khu vực phía bắc của đảo Chypre thân Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu bầu « nguyên thủ ». Người đắc cử sẽ là nhân vật chịu trách nhiệm tái khởi động đàm phán thống nhất với miền nam, sau 40 năm đảo quốc bị chia cắt. Tuần trước, Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ hy vọng đảo Chypre thống nhất trong năm nay.

Phố Ledra, thành phố Nicosie (thủ đô của Cộng hòa Chypre và cũng là thủ phủ của miền bắc Chypre), nơi đường phân cắt hai miền hòn đảo đi qua. Trong ảnh, trạm kiểm soát giấy tờ qua lại giữa hai miền.
Phố Ledra, thành phố Nicosie (thủ đô của Cộng hòa Chypre và cũng là thủ phủ của miền bắc Chypre), nơi đường phân cắt hai miền hòn đảo đi qua. Trong ảnh, trạm kiểm soát giấy tờ qua lại giữa hai miền. Ảnh Wikimedia Commons
Quảng cáo

Đảo Chypre bị chia cắt từ năm 1974, sau cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ để đáp trả cuộc đảo chính nhằm sáp nhập đảo với Hy Lạp. Kể từ 1983, cứ năm năm một lần, nước cộng hòa tự phong có tên là Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ miền Bắc Chypre (RTCN) lại bầu lãnh đạo tối cao của mình. Hôm nay, khoảng 176.000 cử tri được kêu gọi bỏ phiếu.

Hai đối thủ trong cuộc bầu này là ông Dervis Ergolu – lãnh đạo mãn nhiệm, cạnh tranh với ông Mustafa Akinci, cựu thị trưởng Nicosie, và là một nhà chính trị kỳ cựu.

Đối thủ của ông Dervis Ergolu hứa hẹn giảm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tại miền bắc, và sẵn sàng có những bước đi hướng về tương lai với miền nam, nơi ông được yêu mến. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ chi phí một phần ba ngân sách của chính quyền miền bắc và duy trì 35.000 quân nhân tại đây.

Ngược lại với miền bắc, miền nam đảo Chypre, với dân cư chủ yếu gốc Hy Lạp, là quốc gia được quốc tế thừa nhận. Cộng hòa Chypre cũng là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu.

Theo đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc, Espen Barth Eide, các đàm phán tái thống nhất sẽ được khởi động lại trong những tuần tới, sau 6 tháng tạm hoãn.

Hiện tại nền kinh tế miền bắc Chypre đang phải chịu nhiều cấm vận quốc tế hết sức nghiêm ngặt. Không thống nhất, miền bắc chắc chắn sẽ tiếp tục bị cô lập về ngoại giao và kinh tế. Đa số cử tri miền bắc hiểu rõ điều này.
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.