Vào nội dung chính
XÃ HỘI

Người giúp việc nước ngoài ở Liban lập công đoàn

Thường xuyên bị đánh đập, hãm hiếp, ngược đãi, giam giữ trong nhà, ngày 25/01/2015, những người giúp việc ngoại quốc tại Liban họp lại để thành lập một công đoàn bảo vệ quyền lợi. Một sự kiện chưa từng xảy ra tại các nước Ả Rập.

Người giúp việc Sri Lanka bị hành hạ
Người giúp việc Sri Lanka bị hành hạ DR
Quảng cáo

Trả lời hãng thông tấn Pháp, AFP, một người giúp việc Philippines cho biết thường bị chủ đánh đập và hãm hiếp. Với việc gia nhập công đoàn, chị tìm được một điểm tựa. Leticia cùng với hơn hai trăm phụ nữ giúp việc khác người Ethiopia, Sril Lanka, Bangladesh … có mặt trong cuộc họp đầu tiên tại Beyrouth, LIban để thành lập một công đoàn. Tuy nhiên, công đoàn bảo vệ những người giúp việc ở Liban còn phải được sự đồng thuận của Bộ Lao động.

Các nước Ả Rập đón nhận tới 30 triệu người lao động ngoại quốc nhập cư. Nhưng đây là lần đầu tiên, thành phần những người làm công việc nhà lên tiếng. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền thường xuyên tố cáo Liban và nhiều nước trong vùng Vịnh ngược đãi, coi người giúp việc như nô lệ.

Dự áp lập công đoàn nói trên đã được manh nha cách nay hai năm, kể từ khi Công ước 189 của Tổ chức Lao động Quốc tế bắt đầu có hiệu lực. Văn bản đó quy định, quyền của mỗi người lao động được nghỉ 24 giờ 4 tuần và mức lương tối thiểu. Liban đã phê chuẩn công ước nói trên.

Năm 2014, Human Rights Watch tố cáo chính quyền Liban trục xuất con em của những người lao động nước ngoài về nguyên quán, nhưng vẫn giữ người mẹ lại làm việc. Cũng tổ chức nhân đạo này năm 2008 đưa ra ánh sáng thảm cảnh của người lao động nhập cư  tại Liban : Trung bình, mỗi tuần đều có một người giúp việc nhà ngoại quốc tự vẫn.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.