Vào nội dung chính
Tạp chí thể thao

Uy tín và thực lực đội tuyển bóng đá Pháp đang bị sứt mẻ

Đăng ngày:

Trong tuần, vụ việc một số cầu thủ của đội tuyển Pháp bị tư pháp triệu tập vì có quan hệ với gái điếm vị thành niên đã làm hình ảnh của đội tuyển Pháp bị xấu đi nghiêm trọng, đặc biệt khi chỉ còn hơn một tháng nữa Cúp bóng đá thế giới Nam Phi 2010 sẽ khai cuộc. Danh tính của các cầu thủ này đã được xác định rõ ràng đó là Ribéry, Govou và Benzema.

Frank Ribéry là cột trụ của đội tuyển Pháp cũng như là của câu lạc bộ Đức Bayern Munich
Frank Ribéry là cột trụ của đội tuyển Pháp cũng như là của câu lạc bộ Đức Bayern Munich REUTERS/Ina Fassbender
Quảng cáo

Bị thẩm vấn Franck Ribéry đã thừa nhận có quan hệ tình dục với một gái điếm, nhưng anh khẳng định không biết cô gái này còn ở tuổi vị thành niên. Với vụ việc như vậy các cầu thủ này có thể phải đối mặt với án 3 năm tù và phạt 45 nghìn euros. Cả ba cầu thủ mới chỉ bị thẩm vấn lấy lời khai, chưa có chuyện khởi tố, vẫn có được khả năng tham dự Worrld Cup.

Liên đoàn bóng đá Pháp thừa nhận vụ việc này là một đòn nặng đánh vào đội tuyển Pháp trong lúc mà chỉ còn chưa đầy 50 ngày nữa đến Cúp bóng đá thế giới. Quả thực đây là một đòn mạnh đánh không chỉ vào uy tín mà còn cả lực lượng của đội tuyển Pháp.

Sau thất bại thảm hại tại Euro 2008, đội tuyển Pháp đã bị mất dần lòng tin của người hâm mộ trong nước. Tiếp đó là hành trình lấy vé đi Nam Phi 2010 chật vật kết thúc bằng trận thắng Ailen đầy tai tiếng. Hình ảnh bàn tay của Thierry Henry đưa đội tuyển Pháp đến vòng chúng kết Nam Phi đến giờ vẫn còn chưa xóa hết.

Giờ đây, ông huấn luyện viên Domenech đang phải đau đầu với chấn thương của William Gallas và Eric Abidal, cặp phòng ngự trụ cột của đội, ngoài ra phong độ thi đấu không ổn định của Henry, của Benzema ở Tây Ban Nha. Ribéry hy vọng sẽ là người dẫn dắt lối chơi của cả đội thì đang comojt mùa bóng tồi tệ vì chấn thương,, rồi tin đồn chuyển nhượng, nay lại dính vào chuyện động trời…

Nhìn vào đội hình dự bị, Sébatien Squillaci, Alain Boumsong thì luôn trong tình trạng phải theo dõi vết thương. Julien Écudé thì luôn tỏ ra còn hạn chế về kinh nghiệm quốc tế.

Ngày 11 tháng 5 tới đây ông Domenech sẽ phải công bố danh sách 23 cầu thủ dự World Cup, chắc chắn đó sẽ không phải là danh sách có thể đem lại hy vọng cho đội tuyển Pháp.

Chưa bao giờ bóng đá Pháp rơi vào hoàn cảnh trước ngày xung trận với một tâm trạng đầy lo âu như bây giờ. 

Cúp C1 bóng đá châu Âu : Barça và Lyon có lội ngược dòng thành công ? 

Barcelona đang tràn đầy hy vọng giữ ngôi vương mùa bóng này, bỗng rơi vào thế tuyệt vọng khi họ để thua Inter Milan với tỷ số 1-3. Một lần nữa người ta lại được hứng kiến tài cầm quân của ông Murinho, huấn luyện viên không giống ai này đã gài bẫy đưa Barça đến sán bên bờ vực. Trận lượt về Barça không còn gì để mất nhưng làm thế nào để lật ngược thế cờ thì quả là một câu hỏi lớn.

04:54

Phỏng vấn

Anh Vũ

Trong khi đó câu lạc bộ Pháp Lyon cũng phải di chuyển đến sân khách và đã bị chủ nhà Bayer Munich hạ với tỷ số tối thiểu 1-0, và dĩ nhiên Lyon vẫn còn hy vọng ở trận quyết định trên sân nhà, chưa phải là hết nhưng cơ hội lần đầu vào chung kết cúp C1 của Lyon đang bị đe dọa.

Chúng tôi xin nhường lời bình luận về hai kẻ chiến bại ở lượt đi này cho người hâm mộ. Bên đây là nhận định của anh Đức Anh : 

Juan Antonio Samaranch người làm thay đổi diện mạo phong trào Olympic hiện đại 

Juan Atonio Samaranch, cựu chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (CIO) , đã qua đời hôm thứ tư ngày 21/4 tại Barcelona, thọ 89 tuổi. Là một gương mặt nổi bật trong gia đình Olympic, ông Samaranch đã có 21 năm trên cương vị lãnh đạo phong trào Olympic từ năm 1980 đến 2001. Thời gian lãnh đạo CIO của Juan Antonio Samaranch chỉ đứng sau Bá tước Pierre de Coubertin, người khởi xướng Thế vận hội hiện đại, lãnh đạo phong trào Olympic thế giới từ 1896 đến 1925.

Sự ra đi của một nhân vật nhiều quan hệ và nhiều ảnh hưởng đã gây ra sự xúc động rộng khắp không chỉ trong gia đình Olympic quốc tế mà còn cả trong chính giới khắp nơi.

Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế, ông Jaques Rogges nỗi tiếc thương vô cùng của đại gia đình Olympic thế giới trước sự ra đi của một con người, mà theo ông đã « đổi mới và làm thay đổi sâu sắc diện mạo phong trào Olympic ». 

Sinh ngày 17 tháng 7 năm 1920 tại Barcelona trong một gia đình giàu có của ngành dệt, thời kỳ đầu Juan Antonio Samaranch dành thời gian để làm việc trong công ty của gia đình. Nhưng rất mau sau đó ông đã đến với thể thao.

Từ năm 1966, ông được tướng độc tài Francisco Franco mời vào chính chính phủ giữ cương vị quốc vụ khanh về thể thao cho đến năm 1977. Đến tận cuối đời Samanch không giấu diếm lòng ngưỡng mộ đối với nhà độc tài Franco.

Cũng từ năm 1966 ông được bầu ủy viên Ủy ban Olympic Quốc tế.

Song song với hoạt động ở phong trào Olympic, từ năm 1977 đến 1980 ông Samaranch còn làm đại sứ tại Matxcơva sau khi Tây Ban Nha nối lại quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Từ chức vụ phó chủ tịch CIO ( 1974-1978), năm 1980 Juan Antonio Samaranch được bầu làm chủ tịch CIO và liên tếp được bầu lại ba nhiệm kỳ sau đó.

Đến năm 2001, khi đã bước vào tuổi 81, sức khỏe cũng đã yếu, ông đã chủ trì đại hội cuối cùng của CIO tại Matxcơva để chỉ định Bắc Kinh là thành phố đăng cai Thế vận hội mùa hè 2008 và sau đó quyết định rời khỏi cương vị mà ông đã nắm giữ 21 năm.

Bằng những ảnh hưởng và mối quan hệ sâu rộng trong giới chính trị, cũng như giới tài phiệt, ông Samaranch đã mang lại không ít thay đổi trong phong trào Olympic, đồng thời ông cũng là người bị chỉ trích rất nhiều nhất là về việc lạm dụng thương mại hóa và thích khuếch trương hoành tráng Thế vận hội Olympic. Chính ông là người đã mở cửa cho các nhà tài trợ , quảng cáo và truyền hình vào Thế vận hội Olympic

Đánh giá về những hoạt động và các đóng góp của vị cựu chủ tịch nổi tiếng của CIO này, ông Patrick Clastres, nhà sử học Pháp, chuyên nghiên cứu về phong trào Olympic cho biết :

Có thể nói Juan Antonia Samaranch đã cứu phong trào Olympic khỏi nguy cơ bị biến mất vì chiến tranh lạnh trong những năm 70. Đồng thời ông cũng lại là một người đã làm phai mờ phần nào tinh thần Olympic không tạo được sự đồng điệu giữa những giá trị của phong trào Olympic với quyền con người. Nhưng ông lại là người biết khéo điều hành để ủy ban Olympic để biến Thế vận hội thành một hoạt động sinh lợi. Từ đầu những năm 1980, việc chuyên nghiệp hóa các vận động viên Olympic đã được công nhận, điều này cho phép các nhà tài trợ, các đài truyền hình tham gia vào hoạt động của Thế vận hội mạnh hơn. Ông Samaranch là người đã thực hiện những thay đổi biến Thế vận hội Olympic trở thành một cỗ máy làm nên ngày hội thể thao như chúng ta thấy ngày hôm nay. Đây là điều đáng được ghi nhận là công lao của ông đối với phong trào.

Còn sự nghiệp cá nhân của ông thì lại phủ mờ phần nào những công lao của ôn. Đó là việc ông từng có thời gian phục vụ cho nhà độc tài Franco mà cho đến tận cuối đời ông vẫn tỏ lòng trân trọng với nhà độc tài đó. Các nhiệm kỳ chủ tịch của ông cũng bị vấy bẩn bởi những vụ tham nhũng. Rồi ông có quan hệ đặc biệt với một số nhà tài phiệt tài chính. Có thể gọi ông đã cho họ đã mua lại các kỳ Thế vận hộ, thí dụ như Thế vận hội Seoul năm 1988, được dành cho Adidas, hay như người ta vẫn gọi Thế vận hội Atlanta là « Thế vận hội Coca Cola » và cả vụ lùm xùm xung quanh vụ trao quyền đăng cai Thế vận hội mùa đông cho Salt Lake City của Mỹ…

Samaranch còn là người có khả năng thúc đẩy các hoạt động Olympic với việc đưa thêm nhiều bộ môn thi đấu mới vào chương trình thi đấu, thay đổi Thế vận hội không còn như đấu trường truyền thống

Đúng là ông là người đã đại chúng hóa một cách rộng rãi Thế vận hội Olympic, sự thành công tổ chức hoành tráng lại làm giảm bớt những giá trị tinh thần Olympic.

Trong nhưng năm 1970 ông đã có một ảnh hưởng lớn trong giới ngoại giao, vì ông từng là đại sứ của Franco tại Matxcova, nên khi ông ra ứng cử đã được nhiềuthành viên thuộc các nước ở phương Đông ủng hộ. Một trong những lãnh đạo thể thao của Liên Xô còn coi ông như là nhân viên của Matxcova.

Các nhà sử học không tiếp cận được hồ sơ lưu trữ của Juan Antonio Samaranch cũng như của CIO trong ¼ thế kỷ vừa qua. Có điều khẳng địnhlà ông đã sử dụng ảnh hưởng của mình, mạng lưới quan hệ rộng rãi của mình trong giới tài chính kinh tế để tạo điều kiện được bầu liên tục hai nhiệm kỳ làm chủ tịch CIO. Đồng thời ông đã tạo dựng xung quanh mình một êkíp làm việc mạnh luôn ủng hộ ông trong tất cả các công việc làm thay đổi căn bản hoạt động của Thế vận hội.

Ông Samaranch đã thành công trong việc biến CIO thành như một định chế đối thoại với các quốc gia trên toàn thế giới, khiến cho giờ đây, các nguyên thủ quốc gia của nhiều nước phải ve vãn CIO để được phân phát quyền đăng cai Thế vận hội ở những thành phố lớn của mình.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.