Vào nội dung chính
GAMBIA - MIẾN ĐIỆN

Gambia kiện Miến Điện ra tòa quốc tế về tội "diệt chủng"

Quốc gia Gambia tại châu Phi, được sự ủy thác của 57 thành viên Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, đã đưa đơn kiện Miến Điện ra trước Tòa Án Công Lý Quốc Tế (CIJ) tại La Haye vào hôm qua, 11/11/2019.

Ảnh tư liệu: Khu chợ của người tị nạn Rohingya trong trại tập trung ở Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 07/03/2019
Ảnh tư liệu: Khu chợ của người tị nạn Rohingya trong trại tập trung ở Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 07/03/2019 REUTERS/Mohammad Ponir Hossain/File Photo
Quảng cáo

Nội dung đơn kiện tố cáo Miến Điện vi phạm Công ước chống diệt chủng, và yêu cầu các thẩm phán đưa ra biện pháp khẩn cấp để chấm dứt các hành vi diệt chủng nhắm vào người Rohingya. Thông tín viên RFI tại La Haye, Stéphanie Maupas, cho biết thêm chi tiết :

"Đơn kiện của Gambia, nhân danh Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo, tố cáo trách nhiệm của chính quyền Miến Điện và quân đội Miến Điện, dựa trên lời chứng của 600 người ở các trại tỵ nạn tại Bangladesh. Các luật sư nói đến một chiến dịch hủy hoại nhân tính nhắm vào người Rohingya.

Cách nơi diễn ra các sự cố đến 12.000 cây số, việc làm của Gambia quả thật chưa từng thấy và đáng ngạc nhiên.Bộ trưởng Tư Pháp Gambia giải thích, tại La Haye, là diệt chủng liên quan đến cả nhân loại, và Công ước chống diệt chủng buộc các quốc gia phải ngăn ngừa hành vi này bằng mọi cách. Đó là điều mà Gambia đang làm.

Ý kiến nộp đơn kiện Miến Điện trước Tòa Án Quốc Tế xuất phát từ một hội nghị của Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo vào tháng 5/2018 tại Bangladesh. Vào lúc đó bộ trưởng Tư pháp Gambia, Abubacarr Tambadou, đã đến thăm trại tị nạn của những người Rohingya trốn chạy khỏi Miến Điện.

Đơn của Gambia, cộng thêm vào những đơn kiện khác, đang được xem xét hầu giúp người Rohingya. Tòa Án Hình Sự Quốc Tế điều tra về các hành vi cá nhân cũng sẽ sớm can thiệp, mở điều tra. Liên Hiệp Quốc cũng đã thiết lập một cơ chế để thu thập bằng chứng.

Tuy nhiên, thủ tục của Tòa Án Quốc Tế CIJ có thể kéo dài hàng mấy năm. Do vậy, Gambia đã yêu cầu các thẩm phán áp đặt, trong một thời gian đầu, những biện pháp khẩn cấp : buộc Miến Điện chấm dứt các chiến dịch đang tiến hành để bảo vệ số 600 000 người Rohingya vẫn còn trong nước. Những cuộc thẩm vấn có thể bắt đầu vào tháng 12 này".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.