Vào nội dung chính
HỒNG KÔNG - KHỦNG HOẢNG

Lãnh đạo đặc khu Hồng Kông đối thoại với dân

Lãnh đạo đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tối 26/09/2019 đã có cuộc đối thoại với 150 người dân được bốc thăm, trong tổng số 20.000 người đăng ký tham gia.

Lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông, Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) trong cuộc đối thoại với dân đầu tiên ngày 26/09/2019.
Lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông, Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) trong cuộc đối thoại với dân đầu tiên ngày 26/09/2019. REUTERS/Tyrone Siu
Quảng cáo

Đây là lần đầu tiên kể từ khi khủng hoảng nổ ra tại Hồng Kông, cách nay 4 tháng, chính quyền thành phố tổ chức đối thoại với dân để tìm lối thoát.

Trong vòng hơn hai giờ đồng hồ, lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga giải đáp các câu hỏi của người dân. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga khẳng định : « Trách nhiệm lớn nhất (về cuộc khủng hoảng) thuộc về tôi. Tôi sẽ không che giấu, lảng tránh điều đó ».

Trong cuộc đối thoại, lãnh đạo đặc khu cũng phải đối mặt với nỗi tức giận, những lời chỉ trích nặng nề của người dân. Một người tham gia đối thoại phát biểu : « Bà nói muốn nghe dân chúng nói, nhưng chúng tôi có ý kiến từ suốt ba tháng nay rồi đấy chứ ». Một số người khác kêu gọi tổ chức phổ thông bầu phiếu để bầu lãnh đạo đặc khu.

Nhiều người yêu cầu phải có một ủy ban điều tra độc lập về hành động bạo lực của cảnh sát. Một phụ nữ phát biểu : « Tất cả mọi người đã mất lòng tin vào cảnh sát ».

Bên ngoài khu vực diễn ra cuộc đối thoại, hàng ngàn người đấu tranh vì dân chủ tập trung, hô vang các khẩu hiệu, dưới sự canh gác của cảnh sát chống bạo động. Hàng ngàn học sinh phổ thông nắm tay nhau nối thành một hàng rào trên một con phố lân cận. Một sinh viên 17 tuổi thì lấy làm tiếc, nói với hãng tin Pháp AFP : « Cuộc đối thoại này được tổ chức quá muộn ! »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.