Vào nội dung chính
CHÂU Á - XÃ HỘI

FAO : Dịch tả lợn làm « tăng giá » thịt tại châu Á

Tổ chức Quốc tế Lương Nông Liên Hiệp Quốc ngày 04/07/2019 cho biết chỉ số giá thịt trong tháng 5/2019 đã tăng thêm 1,5%, mức cao nhất trong vòng một năm.

Một trại nuôi lợn tại Chu Khẩu (Zhoukou), tỉnh Hà Nam (Henan), Trung Quốc, ngày 03/06/2018.
Một trại nuôi lợn tại Chu Khẩu (Zhoukou), tỉnh Hà Nam (Henan), Trung Quốc, ngày 03/06/2018. REUTERS/Stringer/File
Quảng cáo

FAO khẳng định dịch tả lợn đang lan rộng tại châu Á ảnh hưởng đáng kể đến giá cả thịt trên thị trường nông nghiệp. Dịch bệnh hoành hành và nhằm ngăn chặn đại dịch, nhiều nhà sản xuất buộc phải tiêu hủy đàn lợn nuôi; sản lượng thịt tại châu Á bị giảm mất 9% trong năm nay. Hệ quả là giá thịt đã tăng vọt tại Trung Quốc. Thị trường thịt lợn chỉ sẽ tái bình ổn khi đưa vào kinh doanh nguồn thịt đông lạnh. Tuy nhiên, theo FAO, nguy cơ khan hiếm nguồn hàng dự trữ có thể sẽ dẫn đến một đợt tăng giá thịt mới.

Để bù đắp cho sản lượng sụt giảm tại Trung Quốc, Việt Nam, Cam Bốt hay như tại Hàn Quốc, châu Á đã bắt đầu nhập khẩu thịt nhiều hơn. Tuy các chuyên gia của FAO dự đoán nhập khẩu thịt sẽ tăng thêm 10%, nhưng vẫn không đủ để cung ứng. Nguyên nhân là tổng sản lượng tại 5 quốc gia sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới vẫn thấp hơn mức nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc.

Thịt lợn gần như là nguồn thực phẩm rất phổ biến cho các hộ gia đình nghèo. FAO quan ngại là mức tăng giá thịt có thể có những tác động lớn trên phương diện an toàn thực phẩm cho cộng đồng dân cư có nhiều rủi ro.

Bên cạnh đó, FAO còn lo ngại đến những hệ quả cho những nhà nuôi lợn. AFP cho biết, chỉ riêng tại Trung Quốc, hơn 130 triệu hộ gia đình là bị ảnh hưởng. Những trại nuôi nhỏ, chiếm đến 1/3 sản lượng quốc gia, là những nhà sản xuất dễ bị tổn hại nhiều nhất trước trận dịch bệnh này.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.