Vào nội dung chính
HOA KỲ - NGA - TRUNG QUỐC

Mỹ không muốn thấy Trung Quốc hoành hành ở Bắc Cực như tại Biển Đông

Có mặt tại Phần Lan để tham dự cuộc họp Hội Đồng Bắc Cực, diễn đàn liên chính phủ của các quốc gia có lãnh thổ tại Bắc Cực, hôm qua, 06/05/2019, ngoại trưởng Mỹ đã mạnh mẽ lên án tham vọng ngày càng lớn cũng như « thái độ hung hăng » của Trung Quốc và Nga trong vùng băng giá, nhưng ẩn chứa nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Hàng đầu từ trái: Các ngoại trưởng Nga (Sergei Lavrov), Thụy Điển (Margot Wallstrom), Hoa Kỳ (Mike Pompeo) và Phần Lan (Timo Soini), ngày 07/05/2019.
Hàng đầu từ trái: Các ngoại trưởng Nga (Sergei Lavrov), Thụy Điển (Margot Wallstrom), Hoa Kỳ (Mike Pompeo) và Phần Lan (Timo Soini), ngày 07/05/2019. Mandel Ngan/Pool via REUTERS
Quảng cáo

Ông Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ sẽ tăng cường hiện diện tại Bắc Cực để ngăn chặn các tham vọng quân sự của Trung Quốc và Nga.

Riêng với Trung Quốc, vẫn tự nhận quốc gia cận Bắc Cực, đòi hỏi các quyền như những các quốc gia có lãnh thổ Bắc Cực khác, ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh đến các tham vọng của Bắc Kinh :

"Trung Quốc tự nhận là quốc gia « cận Bắc Cực ». Chúng tôi cho rằng chỉ có các quốc gia Bắc Cực hoặc KHÔNG Bắc Cực. Không có hạng mục thứ ba.

Trong thời gian từ 2012 đến 2017, Trung Quốc đã đầu tư 90 tỉ đô la vào Bắc Cực. Trong một số trường hợp, Trung Quốc dùng tiền của họ để phát triển hạ tầng cơ sở, các doanh nghiệp và nhân công của họ nhằm hiện diện lâu dài thường xuyên.

Theo bộ Quốc Phòng Mỹ, Trung Quốc dự tính triển khai cả tàu ngầm có khả năng răn đe hạt nhân.

Cách làm hung hăng của Trung Quốc tại những nước khác buộc chúng ta xem xét phân tích.

Liệu chúng ta có muốn các hạ tầng cơ sở đó cuối cùng sẽ giống như những con đường mà Trung Quốc xây dựng ở Ethiopia ? Những con đường bị hư hỏng và trở nên nguy hiểm chỉ sau vài năm ?

Liệu chúng ta có muốn biển Bắc Cực biến thành vùng Biển Đông mới, đầy rẫy quân đội và những tranh chấp đòi hỏi chủ quyền ?

Liệu chúng ta có muốn môi trường mong manh của Bắc Cực cũng rơi vào tình trạng bị tàn phá giống như những tàu đánh cá Trung Quốc gây ra ở nơi này nơi khác, hay những hoạt động công nghiệp vô độ đang diễn ra tại Trung Quốc ?

Tôi nghĩ câu trả lời đã khá rõ ràng."

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.