Vào nội dung chính
HOA KỲ - PHILIPPINES

Manila muốn xét lại hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines

Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines có từ năm 1951 cần phải được sửa đổi, nếu không thì Manila có nguy cơ bị kéo vào một cuộc chiến với Trung Quốc. Đây là nội dung tuyên bố vào hôm nay, 05/03/2019 của bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, 4 ngày sau khi ngoại trưởng Mỹ khẳng định rằng Washington sẽ giúp Manila trong trường hợp bị tấn công trên Biển Đông.

Lễ hạ cờ Mỹ tại một căn cứ quân sự ở Manila, khi kết thúc cuộc tập trận chung Hoa Kỳ-Philippines, ngày 11/10/2016
Lễ hạ cờ Mỹ tại một căn cứ quân sự ở Manila, khi kết thúc cuộc tập trận chung Hoa Kỳ-Philippines, ngày 11/10/2016 TED ALJIBE / AFP
Quảng cáo

Trong một thông báo, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana giải thích : “Tôi lo lắng không phải là vì thiếu sự trấn an, mà là vì khả năng bị lôi cuốn vào một cuộc chiến mà Philippines không gây ra và không mong muốn”.

Hôm thứ Sáu 01/03 vừa qua, nhân chuyến ghé thăm Philippines, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã khẳng định rằng căn cứ vào bản hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines ký kết năm 1951, Mỹ sẽ can thiệp giúp Philippines nếu lực lượng, tàu thuyền và phi cơ Philippines bị tấn công võ trang trên Biển Đông.

Hoa Kỳ luôn chống lại các hành vi bồi đắp, xây dựng tiền đồn của Trung Quốc trên Biển Đông đe dọa quyền tự do lưu thông, và đã thường xuyên cho chiến hạm tiến hành các cuộc tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực.

Đối với bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzana, chính những chuyến tuần tra của Mỹ là nguy cơ kéo Philippines vào cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc. Theo ông,“khi cho tàu hải quân gia tăng các cuộc tuần tra tại vùng Biển Tây Philippines (tức là Biển Đông), Hoa Kỳ có nhiều khả năng bị vướng vào một cuộc chiến tranh “có nổ súng” với Trung Quốc… Trong trường hợp đó, và trên cơ sở bản (hiệp ước 1951), Philippines sẽ tự động bị lôi vào cuộc”.

Do đó, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines cho rằng hai bên “cần phải xem xét lại hiệp ước” để thích ứng với môi trường an ninh “rất khác biệt” hiện nay.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.