Vào nội dung chính
NHẬT BẢN - QUỐC PHÒNG

Đề phòng Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, Tokyo tăng ngân sách quốc phòng

Bộ Quốc Phòng Nhật Bản xin tăng ngân sách kỷ lục trong năm 2020 để tăng cường không lực và hệ thống chống tên lửa đối phó với mối đe dọa ngày càng rõ từ Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.

Tên lửa Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) tại căn cứ không quân Mỹ ở Yokota, Fussa, ngoại ô Tokyo, Nhật Bản (Ảnh chụp ngày 29/08/2017)
Tên lửa Patriot Advanced Capability-3 (PAC-3) tại căn cứ không quân Mỹ ở Yokota, Fussa, ngoại ô Tokyo, Nhật Bản (Ảnh chụp ngày 29/08/2017) REUTERS/Issei Kato/File Photo
Quảng cáo

Nhu cầu ngân sách kỷ lục 47 tỷ đô la cho giai đoạn từ 04/2019 đến 03/2020, tăng 2,1% so với 2018, đã được bộ Quốc Phòng Nhật Bản thông qua trong khi chờ chấp thuận của chính phủ và Quốc Hội. Phần dành mua vũ khí chống tên lửa tăng gắp đôi so với ngân sách năm trước.

Theo AP, Tokyo muốn trang bị thêm hai hệ thống chống tên lửa Aegis trên bộ và một hệ thống lá chắn loại SM-3 Block ll A do Mỹ và Nhật Bản hợp tác chế tạo để có thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ. Tokyo cũng muốn mua thêm 6 chiến đầu cơ F-35 và máy bay quan sát Hawkeye , mắt diều hâu .

Hiện nay, Nhật Bản chỉ có một hệ thống phòng thủ tên lửa gồm lá chắn Aegis trên khu trục hạm và nếu thất bại sẽ đến lược hệ thống Patriot, PAC-3 trên bộ can thiệp. Nhưng hai lá chắn này không đủ khả năng đánh chặn cùng lúc hàng loạt tên lửa tầm cao dập xuống.

Trong một bản báo cáo công bố tuần này, bộ Quốc Phòng Nhật Bản thẩm định « Bắc Triều Tiên là mối đe dọa nghiêm trọng trước mắt ». Nhật Bản cũng « rất lo ngại tham vọng quân sự của Trung Quốc ».

Cách nay hai hôm, ngày 29/08, không quân Nhật Bản loan báo cho chiến đấu cơ ngăn chận một máy bay dọ thám của Trung Quốc loại Y-9JB trên vùng biển Nhật Bản và Hoa Đông. Tính từ tháng 6, đây là lần thứ ba chiến đấu cơ của Nhật Bản ngăn chận máy bay gián điệp Trung Quốc.

Trên biển, theo trang mạng Diplomate, một hạm đội Nhật Bản gồm khu trục hạm chở trực thăng Kaga, thực tế là hàng không mẫu hạm trá hình, cùng với hai hộ tống hạm Inazuma và Suzutsuki đã ra khơi từ ngày 26/08 tiến về Biển Đông và Ấn Độ Dương trong khuôn khổ « luyện tập cải tiến khả năng hành quân và hợp tác với hải quân các nước đối tác ». Lần lược, đoàn tàu chiến Nhật Bản sẽ ghé thăm Philippines,Singapore,Indonesia, Sri lanka và Ấn Độ.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.