Vào nội dung chính
BIỂN CASPI - TÀI NGUYÊN

Biển Caspi : Năm nước ký thỏa thuận lịch sử phân chia tài nguyên

Sau 20 năm thương lượng gay go, 5 nước có cùng biển Caspi gồm Nga, Iran, Kazakhstan, Azerbaidjan và Turkmenistan ký kết thỏa ước về quy chế của biển Caspi, giàu tài nguyên thiên nhiên từ dầu khí cho đến hải sản, và làm giảm căng thẳng khu vực.

Vị trí biển Caspi.
Vị trí biển Caspi. Wikipedia
Quảng cáo

Lễ ký kết được tổ chức vào ngày 12/08/2018 tại thành phố cảng Aktaou của Kazakhstan với sự hiện diện của lãnh đạo 5 nước liên quan trực tiếp gồm Nga, Kazakhstan, Azerbaidjan, Turkmenistan và Iran.

Trong thời Liên Xô, biển Caspi do Matxcơva và Teheran quản lý theo một hiệp ước mất hiệu lực từ khi khối Liên bang Xô Viết tan rã, ba nước thành viên Kazakhstan, Azerbaidjan, Turkmenistan tuyên bố độc lập.

Theo AFP, tuy thỏa thuận được xem là « lịch sử » không giải quyết được tất cả những xung khắc tranh chấp tài nguyên nhưng tạo ra được một quy chế pháp lý, thiếu vắng từ khi Liên Xô sụp đổ, làm giảm phần nào căng thẳng tại vùng biển hồ mà trữ lượng dầu hỏa có thể lên đến 50 tỷ thùng, còn khí đốt được thẩm định có đến 300 ngàn tỷ mét khối.

Theo AFP, với tư thế là « chủ nhân ông » của Caspi, hai nước Nga và Iran bị thiệt nhiều nhất vì phải chia bớt quyền lợi cho ba nước còn lại. Tuy nhiên, Nga cũng được một số lợi ích như chứng tỏ có bộ máy đối ngoại hiệu quả và giành được thượng phong quân sự, cấm một nước khác có căn cứ hải quân.

Về phần Iran, chính phủ Teheran có thể dựa vào quy chế mới của Caspi để đề xuất những dự án chung với nước Azerbaidjan Hồi Giáo.

Turkmenistan cũng kỳ vọng vào thỏa thuận mới để khai thác khí đổt, đặt ống dẫn dưới đáy biển để xuất khẩu sang châu Âu qua ngả Azerbaidjan. Tuy nhiên, dự án này có thế bị Nga và Iran cản trở.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.