Vào nội dung chính
NHẬT BẢN - CHÂU ÂU - THƯƠNG MẠI

Nhật Bản, đồng minh của Mỹ ngả về phía Liên Hiệp Châu Âu

Ngày 17/07/2018, Nhật Bản và Liên Hiệp Châu Âu đã chính thức ký kết hiệp định thương mại "đầy tham vọng" bao gồm 1/3 tổng sản lượng toàn cầu. Cả Bruxelles lẫn Tokyo cùng xem đây là một hiệp định lịch sử. Ngoài những lợi ích kinh tế, hiệp định tự do mậu dịch giữa châu Âu và Nhật Bản là một dấu hiệu mới cho thấy một đồng minh thân thiết của Mỹ đi tìm những bãi đáp mới, để đối phó với chính sách bảo hộ của Washington.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) ký hiệp định thương mại với lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, ngày 17/07/2018.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) ký hiệp định thương mại với lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu, ngày 17/07/2018. Martin Bureau/ Reuters
Quảng cáo

Từ Tokyo thông tín viên Frédéric Charles giải thích :

"Là đồng minh trung thành nhất của Mỹ, Nhật Bản chưa bao giờ cảm thấy gần gũi với Liên Hiệp Châu Âu như vào lúc này. Theo quan điểm của Tokyo, Donald Trump đe dọa hệ thống thương mại của toàn cầu.

Nhật Bản đánh giá, tự do trao đổi mậu dịch trong tinh thần bình đẳng không còn được bảo đảm kể từ khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng.

Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố, thỏa thuận thương mại giữa Nhật Bản và Liên Hiệp Châu Âu chứng minh quyết tâm chính trị vững chắc của đôi bên bảo vệ mô hình tự do mậu dịch đa phương.

Thỏa thuận bao gồm gần 1/3 tổng sản lượng toàn cầu, liên quan đến đời sống của khoảng 600 triệu dân trên thế giới. Ngành nông nghiệp thực phẩm của châu Âu có lợi hơn cả với thỏa thuận này.

Nhật Bản đồng ý mở cửa thị trường nông nghiệp, vốn được kiểm soát rất chặt chẽ, cho hàng của Liên Âu. 85 % các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của châu Âu bán sang Nhật được miễn thuế nhập khẩu.

Đổi lại, sau một giai đoạn chuyển tiếp, các hãng xe Nhật sẽ được tự do thâm nhập thị trường Liên Âu".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.