Vào nội dung chính
MỸ - TRUNG QUỐC - THƯƠNG MẠI

Tại sao Donald Trump lại "tha" ZTE, tập đoàn viễn thông Trung Quốc?

Phải trừng phạt tập đoàn viễn thông ZTE rồi đột ngột nhượng bộ vì muốn cứu tập đoàn Trung Quốc, quyết định quay ngoắt « 180 độ » được tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra ngày 13/05/2018 cho thấy quy mô các xung đột lợi ích vẫn xen lẫn vào các quyết định và định hướng chính trị của chính quyền Mỹ hiện nay.

Logo của tập đoàn viễn thông Nhà nước Trung Quốc ZTE. Ảnh chụp ngày 19/04/2018.
Logo của tập đoàn viễn thông Nhà nước Trung Quốc ZTE. Ảnh chụp ngày 19/04/2018. REUTERS/Stringer
Quảng cáo

Chỉ hai ngày trước khi phái đoàn Trung Quốc sang Washington tiếp tục đàm phán về thương mại (ngày 17/05/) để tránh một cuộc chiến thương mại có thể xảy ra giữa hai nước, tổng thống Mỹ lại cho biết đang hợp tác với đồng nhiệm Trung Quốc để giúp đỡ nhà sản xuất điện thoại ZTE duy trì công việc của 74.000 nhân viên và tạo thêm việc làm ở Trung Quốc.

Theo nhận định của giáo sư khoa học chính trị Pierre Martin, đại học Montréal, trên Journal de Montréal (15/05/2018), ưu ái bất chợt này của tổng thống Mỹ vừa « khó giải mã » vừa không rõ là « lẫn lộn » hay « trùng hợp ngẫu nhiên ».

Thứ nhất, quyết định không trừng phạt ZTE của tổng thống Mỹ được đưa ra vào lúc chính chủ nhân Nhà Trắng tuyên bố áp dụng lại hoàn toàn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran. Trong khi đó, chỉ vì giao dịch với Iran, cũng như với Bắc Triều Tiên, trong suốt nhiều năm, tập đoàn viễn thông ZTE đã phải nộp hơn 1 tỉ đô la tiền phạt cho Washington vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Ngoài ra, quyết định nhân nhượng của Mỹ đối với Trung Quốc lại được đưa ra vào đúng thời điểm hai bên nối lại đàm phán thương mại tại Washington (17/05), sau chuyến làm việc tại Bắc Kinh của phái đoàn Mỹ. Vậy tại sao quyết định nhân nhượng với tập đoàn ZTE lại được đưa ra vào lúc này ?

Theo giáo sư Pierre Martin, thái độ mềm dẻo của chủ nhân Nhà Trắng có thể là do bối cảnh Mỹ cần Trung Quốc để đàm phán thỏa thuận hạt nhân với Bắc Triều Tiên. Nhưng theo nhiều nhà quan sát, việc tổng thống Trump vội vàng muốn ghi điểm trong hồ sơ này khiến ông trở nên dễ dãi chấp nhận một thỏa thuận không hoàn thiện với mục đích duy nhất là tuyên bố chiến thắng.

Cho dù giới chuyên gia có nhận xét thế nào, tổng thống Donald Trump sẽ biết cách « bán » mọi thỏa thuận hạt nhân với Bắc Triều Tiên và mọi thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, ưu việt hơn tất cả những gì đã được làm trước đó.

Điểm thứ hai gây ngạc nhiên, không hiểu do « lẫn lộn » hay « trùng hợp ngẫu nhiên », là cùng lúc chính quyền Trump thông báo nương tay với Bắc Kinh, Trung Quốc thông báo đầu tư hơn 500 triệu đô la vào một dự án phát triển du lịch và bất động sản ở Indonesia, nơi Trump Organization có nhiều lợi ích quan trọng. Rõ ràng là dự án đầu tư này của Trung Quốc là một nguồn lợi tài chính đáng kể cho tập đoàn Trump.

Thêm một sự kiện « trùng hợp ngẫu nhiên » là theo AP ngày 14/06/2018, chính quyền Trung Quốc đã cấp giấy phép cho thêm 9 thương hiệu của tập đoàn gia đình Trump mà trước vẫn bị bác. Liệu tổng thống Mỹ có chịu tha tập đoàn ZTE và Trung Quốc hay không nếu như Bắc Kinh không tặng món quà quý này cho doanh nghiệp gia đình tổng thống ?

Quyết định này cũng đi ngược với chính những lời hứa trừng phạt và tố cáo Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, đừng được Donald Trump đưa ra trấn an cử tri trong suốt thời gian tranh cử tổng thống.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.