Vào nội dung chính
ASEAN

Thượng đỉnh ASEAN nhấn mạnh đến đe dọa thánh chiến và thương mại

Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 diễn ra ngày 28/04/2018 tại Singapore. Trong bài diễn văn khai mạc, thủ tướng nước chủ tịch luân phiên Lý Hiển Long nhấn mạnh đến mối đe dọa thật sự của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo mà Đông Nam Á đang phải đối mặt, dù lực lượng thánh chiến này thất bại ở Trung Đông.

Thượng đỉnh lần thứ 32 của ASEAN. Ảnh tại Singapore, ngày 28/04/2018.
Thượng đỉnh lần thứ 32 của ASEAN. Ảnh tại Singapore, ngày 28/04/2018. REUTERS
Quảng cáo

Trước lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN, thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu : « Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, nhưng những mối đe dọa này là có thực. Chúng ta vừa phải kháng cự những mối đe dọa truyền thống, vừa phải đối phó những mối đe dọa không theo quy ước như khủng bố và tấn công mạng ».

Chính vì vậy, trong bữa tối 27/04, trước phiên khai mạc chính thức, lãnh đạo của ASEAN đã quyết định tăng cường phối hợp trong lĩnh vực tấn công mạng. Theo AFP, lo ngại về các vụ tấn công tin học ngày càng tăng tại khu vực có nền kinh tế phát triển và công nghệ số tác động không ngừng trong cuộc sống hàng ngày của người dân.

Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo thực hiện những vụ khủng bố đầu tiên tại Đông Nam Á vào năm 2016 bằng loạt tấn công ở Jakarta (4 người chết). Năm 2017, quân đội Philippines phải đối đầu với lực lượng thánh chiến thề trung thành với Daech ở Marawi.

Thủ tướng Singapore cũng cảnh báo về những rủi ro của bảo hộ mậu dịch và đánh giá căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là « đáng quan ngại ». Vì vậy, theo ông Lý Hiển Long, ASEAN phải tăng cường hội nhập nền kinh tế của các nước thành viên và gia tăng hợp tác vì « nếu hành động đơn lẻ, các nước ASEAN sẽ khó có nhiều ảnh hưởng. Nhưng khi có tiếng nói chung, chúng ta có thể sẽ hiệu quả hơn ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.