Vào nội dung chính
CHÂU Á - MIẾN ĐIỆN - BANGLADESH

Bangladesh-Miến Điện: Thỏa thuận về người Rohingya còn nhiều hoài nghi

Hôm qua 25/11/2017, Bangladesh đã công bố nội dung thỏa thuận đã ký với nước láng giềng Miến Điện cách đó 3 ngày. Đó là thỏa thuận về việc hồi hương của những người Rohingya đã phải trốn chạy bạo lực từ bang Arakan - Miến Điện. Tuy nhiên, thỏa thuận trên đang đặt ra nhiều hoài nghi.

Người tị nạn Rohingyas chờ phân phát thực phẩm trong trại Moynarghona, gần Cox's Bazar bên biên giới Bangladesh, ngày 24/11/2017.
Người tị nạn Rohingyas chờ phân phát thực phẩm trong trại Moynarghona, gần Cox's Bazar bên biên giới Bangladesh, ngày 24/11/2017. REUTERS/Susana Vera
Quảng cáo

Từ Rangoon, thông tín viên RFI Sarah Bakalogou giải thích :

Đó là một thỏa thuận chỉ liên quan tới những người đã chạy sang Banglasdesh từ ngày 09/10/2016 cho tới nay. Để quay trở về Miến Điện, người tị nạn Rohingya phải trình giấy tờ chứng minh họ đã cư trú tại Miến Điện. Đây là một trong những điều đầu tiên khiến người ta đặt câu hỏi: Trong số họ có bao  nhiêu người khi chạy nạn sang Banladesh mang theo giấy tờ đó để bây giờ có thể trình ra cho chính quyền Miến Điện ?

Miến Điện khẳng định trong thỏa thuận là một khi người Rohingya hồi hương, chính quyền sẽ phối hợp với Bangladesh để tìm giải pháp lâu dài, tránh để tình trạng này tái diễn. Nhiều biện pháp sẽ được thực hiện để người tị nạn không phải ở trong những trại tạm cư quá lâu.

Giờ đây, điều mà người tị nạn muốn biết là liệu và nếu có thì khi nào làng của họ sẽ được dựng lại ? Liệu họ có lấy lại được đất đai không? Người Rohingya cũng sẽ được cho phép đi lại tự do trong bang Arakan, nhưng thỏa thuận nói rõ là, phải theo quy định hiện hành.

Một câu hỏi khác cũng được đặt ra là về vai trò của Liên Hiệp Quốc trong công tác tổ chức hồi hương cho người Hồi Giáo thiểu số Rohingya. Theo thỏa thuận, Bangladesh sẽ kêu gọi sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc. Còn Miến Điện chỉ tuyên bố là họ sẽ nhờ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn giúp đỡ nếu cần, và vào một thời điểm thích hợp.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.