Vào nội dung chính
KHỦNG HOẢNG - ROHINGYA

Rohingya : Bangladesh đòi lập "vùng an toàn" do Liên Hiệp Quốc giám sát

Thủ tướng Bangladesh kêu gọi Liên Hiệp Quốc gởi một phái bộ sang Miến Điện, thành lập và giám sát một « vùng an toàn » để tiếp nhận người tị nạn Rohingya hồi hương.

Phân phối hàng cứu trợ cho người tị nạn Rohingya tại trại Cox's Bazar ở Bangladesh, 20/09/2017.
Phân phối hàng cứu trợ cho người tị nạn Rohingya tại trại Cox's Bazar ở Bangladesh, 20/09/2017. REUTERS/Cathal McNaughton
Quảng cáo

Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ngày 21/09/2017, thủ tướng Sheikh Hasina cho biết Bangladesh đang đón tiếp 800.000 người Rohingya. Một mặt, bà kêu gọi Miến Điện chấm dứt hành động « thanh lọc sắc tộc », lên án quân đội láng giềng « gài mìn » ở biên giới để không cho người chạy loạn hồi hương, mặt khác bà yêu cầu thành lập một vùng an toàn ở Miến Điện để đón nhận lại người Rohingya.

Gián tiếp chỉ trích lực lượng võ trang ARSA mà đợt tấn công hồi cuối tháng 8 đã tạo cơ hội cho quân đội Miến Điện trả đũa đốt phá làng mạc người Hồi Giáo, thủ tướng Bangladesh lên án « những hành động bạo lực cực đoan ».

Theo AFP, trong vòng ba tuần lễ, vùng biên giới Bangladesh tiếp giáp với Miến Điện trở thành trại tị nạn lớn nhất thế giới. Bị kẹt giữa một bên là số nạn nhân khổng lồ và bên kia là trấn áp của chính quyền Miến Điện, các cơ quan thiện nguyện quốc tế đang nỗ lực hết sức trong những điều kiện khó khăn.

Trong thông báo ngày thứ sáu 22/09/2017 từ huyện lỵ biên giới Cox’s Bazar, tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới báo động tình trạng thiếu vệ sinh, thiếu nước sạch… những điều kiện gây đại dịch « đã hội đủ ». Y Sĩ Không Biên Giới lo ngại « khó tránh được các dịch bệnh truyền nhiễm như dịch tả và bệnh sởi ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.