Vào nội dung chính
NHẬT BẢN

Nhật Bản đóng thêm tầu chiến để củng cố phòng vệ Biển Hoa Đông

Nhật Bản đang lên kế hoạch thúc đẩy chương trình đóng tầu chiến, nâng số lượng lên hai tầu mỗi năm. Theo những người nắm rõ hồ sơ được Reuters trích dẫn ngày 18/02/2017, những chiến hạm trên có nhiệm vụ tuần tra vùng bờ biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Ảnh minh họa : Khu trục hạm Nhật Bản Inazuma.
Ảnh minh họa : Khu trục hạm Nhật Bản Inazuma. US NAVY
Quảng cáo

Kế hoạch ban đầu của Nhật Bản là đóng mỗi năm một tầu khu trục có trọng tải 5.000 tấn. Tuy nhiên, từ tháng 04/2018, con số này sẽ tăng lên gấp đôi và mỗi tầu có trọng tải 3.000 tấn. Tokyo muốn thành lập một đội tầu gồm 8 chiếc loại mới nhỏ hơn và rẻ hơn, song vẫn có khả năng rà soát mìn và chống tầu ngầm. Trị giá của mỗi tầu được thẩm định từ 353 triệu đến 443 triệu đô la.

Vẫn theo nguồn tin ẩn danh trên, các tập đoàn đóng tầu, trong đó có Mitsubishi Heavy Industries, Japan Marine United Corp. (JMU) và Mitsui Engineering & Shipbuilding, đều được mời thầu. Trong bản thông cáo ngày 15/02, bộ Quốc Phòng Nhật Bản cho biết yêu cầu nhà thắng thầu phải nhượng một phần hợp đồng đóng 8 tầu khu trục cho các tập đoàn tham gia đấu thầu khác nhằm đảm bảo các xưởng đóng tầu trong nước tiếp tục hoạt động.

Trong cuộc gặp với đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishada bên lề hội nghị G20 đang diễn ra tại Bonn (Đức), ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng Nhật Bản có những động thái « tiêu cực » trên nhiều vấn đề quan trọng gây ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Theo ông Vương Nghị, hai nước cần nỗ lực nhiều hơn để cải thiện mối quan hệ này.

Nhật Bản và Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, cách đông bắc Đài Loan khoảng 220 km. Nhiều sĩ quan Nhật Bản lo ngại về việc Trung Quốc tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở Biển Hoa Đông, xung quanh chuỗi đảo Okinawa, ở miền nam Nhật Bản. Tokyo cũng trợ giúp về mặt quân sự cho nhiều nước ở Đông Nam Á, trong đó Philippines và Việt Nam, để đối phó những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.