Vào nội dung chính
ẤN ĐỘ - TIỀN TỆ

Chính sách cấm lưu hành giấy bạc thất bại, Ấn Độ đổi chính sách

Để chống tham nhũng, chính phủ Ấn Độ ngày 09/11/2016 đã ra quyết định ngừng lưu hành các tờ bạc có trị giá 500 và 1000 rupi. Biện pháp này đã khiến đất nước hơn một tỉ dân này lâm vào khủng hoảng tiền mặt trầm trọng, vì các giấy bạc nói trên chiếm đến 86% lượng tiền mặt trong nước. Cách nay ít hôm, New Delhi buộc phải thay đổi chính sách. Tuy nhiên, các biện pháp mới dường như cũng không mang lại nhiều hy vọng cải thiện tình hình.

Bên ngoài một ngân hàng tại Mumbai, Ấn Độ, ngày 24/11/2016. Ảnh minh họa.
Bên ngoài một ngân hàng tại Mumbai, Ấn Độ, ngày 24/11/2016. Ảnh minh họa. REUTERS/Danish Siddiqui
Quảng cáo

Thông tín viên Antoine Guinard tường trình từ New Delhi:

« Người Ấn Độ từ giờ có thể thanh toán các khoản tiền với mức 20.000 rupi, tương đương 275 euro, thay vì 140 euro, theo quy định trước đây, với việc sử dụng các thẻ thanh toán điện tử. Cho đến ngày 31/12/2016, các tiểu thương có quyền gửi 700 euro vào tài khoản ngân hàng, trong khi giới hạn được phép trước đó chỉ là một nửa. Trên đây là một số biện pháp mà Ngân Hàng Trung Ương Ấn Độ thông báo hôm thứ Ba, 22/11, để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc người dân đang phải đối mặt với tình trạng thiếu tiền mặt.

Đầu tuần này, chính quyền Ấn Độ cũng thông báo sẽ bãi bỏ các chi phí cho giao dịch bằng thẻ ngân hàng, cho đến ngày 31/12, với mục đích khuyến khích các hoạt động thanh toán điện tử. Tuy nhiên, đối với ông Pronab Sen, cựu chủ tịch ủy ban quốc gia về thống kê, biện pháp này sẽ không có tác động đáng kể đến đa số dân chúng.

Theo ông, để biện pháp này có hiệu quả, hệ thống ngân hàng phải trải rộng trên khắp lãnh thổ, trong khi đó, tại Ấn Độ, tình hình là ngược lại, rất nhiều nơi không có ngân hàng. Đó là chưa kể đến vấn đề thẻ tín dụng. Rõ ràng việc này cần phải có thời gian ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.