Vào nội dung chính
ẤN ĐỘ - NHẬT : BIỂN ĐÔNG

Thượng đỉnh Ấn-Nhật lại nêu Biển Đông trong tuyên bố chung

Bất chấp cảnh cáo của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật đã nêu vấn đề Biển Đông tại cuộc họp thượng đỉnh song phương thường niên giữa thủ tướng Narendra Modi với thủ tướng Shinzo Abe hôm qua, 11/11/2016.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại cuộc họp thượng đỉnh song phương ở Tokyo, ngày 11/11/2016.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại cuộc họp thượng đỉnh song phương ở Tokyo, ngày 11/11/2016. REUTERS/Franck Robichon/Pool
Quảng cáo

Trong bản tuyên bố chung đưa ra sau thượng đỉnh, hai vị thủ tướng đã nhấn mạnh « tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, bằng những phương tiện hòa bình, theo đúng nguyên tắc của luật quốc tế đã được thừa nhân, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS ) ».

Tòa án Trọng tài Thường trực, trong vụ xử đơn của Philipines kiện Trung Quốc chiếu theo UNCLOS, vào tháng Bảy vừa qua đã ra phán quyết bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố chung Ấn-Nhật không nhắc đến phán quyết này.

Đây là lần thứ hai liên tiếp New Delhi và Tokyo nêu vấn đề Biển Đông trong tuyên bố chung sau thượng đỉnh song phương, mặc dù hai nước không có liên hệ trực tiếp với tranh chấp này.

Tờ Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong tuần này đã cảnh cáo Ấn Độ là nước này sẽ bị nhiều thiệt hại về giao thương với Trung Quốc nếu can dự vào chuyện tranh chấp Biển Đông. Hôm nay, Hoàn cầu Thời báo lên án Nhật Bản khai thác tranh chấp Ấn-Trung để dụ Ấn Độ giúp kềm chế Trung Quốc.

Nhân chuyến công du, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kết thúc hôm nay, hai nước đã ký 10 hiệp định, trong đó có hiệp định hạt nhân dân sự đầu tiên.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.