Vào nội dung chính
NAM Á - GIÁO DỤC

UNESCO : Hàng chục triệu trẻ em Nam Á không được đi học

Bản báo cáo mới nhất về giáo dục của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), được công bố ngày 15/07/2016, cho biết, 263 triệu trẻ em trên toàn thế giới không được đi học, thậm chí một phần tư trong số này không được đi học tiểu học.

Tại Nam Á, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan đứng đầu trong số các nước có trẻ em thất học. (Ảnh minh họa)
Tại Nam Á, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan đứng đầu trong số các nước có trẻ em thất học. (Ảnh minh họa) REUTERS
Quảng cáo

Cụ thể, có 61 triệu trẻ em trong độ tuổi tiểu học (6-11 tuổi), 60 triệu thiếu niên trong độ tuổi học cấp hai (12-14 tuổi) và 142 triệu em trong độ tuổi học cấp ba (15/17 tuổi) không được đến trường.

Nếu như khu vực Nam Phi vẫn là vùng có tỷ lệ trẻ không được đến trường cao nhất trên toàn thế giới, thì Nam Á cũng ngày càng có số lượng trẻ thất học nhiều hơn, chiếm một phần ba trên tổng số 263 triệu trẻ không được đi học.

Tại vùng này, ít nhất là một nửa trẻ không được đến trường, đặc biệt tại ba nước Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, trong đó Ấn Độ có đến 47 triệu em không được đi học, có nghĩa là một nửa trẻ em Ấn Độ thất học.

Một điểm đặc biệt khác tại Nam Á là tỷ lệ trẻ em nam và nữ được đi học chênh lệch rất cao. Cơ hội được đến trường của các em nam cao gấp ba lần so với các em nữ. Chính vì vậy, 5 triệu bé gái dưới 11 tuổi không được đến trường vì các gia đình thường xuyên cho rằng không cần cho các bé gái đi học vì còn làm việc nhà.

Unesco ước tính cần đầu tư 39 tỉ đô la mỗi năm từ nay đến năm 2030 để mọi thanh thiếu niên trên toàn thế giới có cơ hội đi học cấp hai.
 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.