Vào nội dung chính
HOA KỲ - NHẬT BẢN - HIROSHIMA

Tổng thống Barack Obama thăm thành phố Hiroshima

Thứ Sáu ngày 27/5/2016 là một mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhân sự kiện hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Nhật Bản, tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới thăm thành phố Hirosima. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm tới Hirosima, nơi đã từng là thành phố chết chóc sau khi hứng chịu quả bom nguyên tử đầu tiên bị Hoa Kỳ ném xuống ngày 06/08/1945 khiến 140.000 người chết.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đặt hoa tưởng niệm nạn nhân tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, ngày 27/05/2016.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đặt hoa tưởng niệm nạn nhân tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, ngày 27/05/2016. REUTERS/Carlos Barria
Quảng cáo

Từ Hiroshima, thông tín viên RFI Frédéric Charles gửi về bài tường trình :

"Hôm nay, thành phố Hiroshima đấu tranh chống lại sự quên lãng. Người dân thành phố nói rằng chỉ riêng sự có mặt của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại thành phố từng là nơi chết chóc vì bom nguyên tử này, góp phần cùng với người dân Nhật Bản - với 3/4 dân số sinh ra sau chiến tranh, cũng như dân số trên toàn thế giới - chống lại sự quên lãng những gì đã xảy ra ở Hiroshima.

Những người cuối cùng còn sống sót sau thảm họa Hiroshima nay đã trên 85 tuổi. Họ vui vẻ chào đón sự hiện diện của tổng thống Barack Obama tại thành phố này. Không phải là tất cả, nhưng phần lớn những người còn sống sót không đòi hỏi một sự hối tiếc, cắn rứt lương tâm hay những lời xin lỗi từ tổng thống Hoa Kỳ về nỗi kinh hãi tột cùng mà họ đã chịu đựng. Họ chỉ muốn nhân loại nhớ tới Hiroshima để những nỗi đau đớn của họ và của những người đã mất đi không trở thành vô ích.

Phần lớn người dân Nhật Bản muốn hy vọng là sau thảm họa Hiroshima và thảm họa Nagasaki diễn ra 3 ngày sau đó, một kỷ nguyên mới khởi đầu, một kỷ nguyên không có chiến tranh và vũ khí hạt nhân. Và họ nhớ rằng trong bài phát biểu nổi tiếng năm 2009 tại thành phố Praha, tổng thống Hoa Kỳ đã mơ tới một thế giới không có nước mắt rơi vì vũ khí hạt nhân. Bài diễn văn này vẫn thường được nhắc tới ở thành phố Hiroshima".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.