Vào nội dung chính
NHẬT BẢN - KINH TẾ

Nhật Bản cam kết gia nhập vùng mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương

Hôm nay 04/01/2011, trong thông điệp đầu năm, thủ tướng Nhật Naoto Kan tuyên bố là “2011 này là năm thứ nhất mở cửa Nhật Bản”. Ông chủ trương đưa Nhập Bản gia nhập vào vùng mậu dịch tự do nối liền hai bờ Thái Bình Dương Trans-Pacific Partnership TTP. Hiện nay, thủ tướng Nhật Bản vấp phải sự chống đối của nông dân. Họ lo sợ bị nông phẩm nhập khẩu cạnh tranh.

Thủ tướng Naoto Kan trong cuộc họp báo ngày 14/09/201 tại Tokyo
Thủ tướng Naoto Kan trong cuộc họp báo ngày 14/09/201 tại Tokyo Ảnh: Reuters
Quảng cáo

Vùng đối tác mậu dịch tự do TTP hiện giờ chỉ có 4 thành viên sáng lập là Brunei, Chilê, Singapore và New-Zealand, nhưng đang có 5 nước khác sẵn sàng tham gia đó là Hoa Kỳ, Pêru, Úc, Malaysia là Việt Nam.

Thủ tướng Naoto Kan đưa ra hai mục tiêu : Thúc đẩy nông nghiệp và gia tăng tốc độ tự do hóa thương mại để Nhật Bản có thể gia nhập TTP. Biện pháp cụ thể là trợ giúp tài chính khuyến khích giới trẻ đầu tư vào ngành nông nghiệp mà thủ tướng Nhật hứa là sẽ làm một cuộc “ cải cách cơ bản”.

Hiện nay, tuổi trung bình của nông dân Nhật Bản là 65, cao hơn mức tuổi trung bình của dân Nhật Bản đến 20 năm. Tình trạng giới trẻ lơ là với nghề canh tác là một trong những lý do làm cho sản xuất nông phẩm của Nhật Bản giảm sút trong nửa thế kỷ qua. Chính phủ phải bảo hộ ngành trồng lúa trong bối cảnh giá gạo nội địa quá cao so với gạo nhập khẩu từ Hoa kỳ, Úc và Việt Nam.

Nếu gia nhập vùng mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương, Nhật Bản phải bãi bỏ thuế nhập khẩu gạo và lúa mì theo thứ tự 800% và 250%.

Không biết thủ tướng Nhật Bản có thực hiện được cam kết của ông hay không vì trong nội các có ý kiến bất đồng. Là thành phần cử tri hùng hậu, giới nông dân Nhật Bản gây áp lực hành lang rất mạnh.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.