Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC - CHÂU ÂU

Thương mại: Đáp trả Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu cải cách luật cạnh tranh

Lo ngại làn sóng hàng hóa của Trung Quốc và các tập đoàn công nghệ tin học Mỹ, Bruxelles chuẩn bị biện pháp trả đũa : tăng cường luật cạnh tranh nhưng không đi xa hơn như mong muốn của Đức và Pháp.

Tân phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Margrethe Vestager phụ trách công nghệ số tại Bruxelles ngày 17/10/2019.
Tân phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Margrethe Vestager phụ trách công nghệ số tại Bruxelles ngày 17/10/2019. ARIS OIKONOMOU / AFP
Quảng cáo

Trong cuộc họp với các luật gia thương mại ngày 09/12/2019 tại Bruxelles, tân phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Margrethe Vestager, đưa ra nhiều nhận định được AFP mô tả là « rất đáng khâm phục ». Nhà chính trị Đan Mạch có tiếng là khắc tinh của Silicon Valley California tuyên bố « đã đến lúc phải cập nhật hóa luật chơi cạnh tranh » cũng như không thể bỏ qua các thương vụ « mua công ty » mà các tập đoàn nước ngoài có thể khai thác để tiêu diệt doanh nghiệp châu Âu.

Nhận định này nhắm vào phương thức làm ăn của các tập đoàn công nghệ kỹ thuật số của Mỹ như Google với dịch vụ miễn phí có thể một ngày nào đó « độc chiếm khách hàng ».

Bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire và đồng nhiệm Đức Peter Altmaier khen ngợi tân phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu có ý thức làm thay đổi chính sách của Liên Hiệp Châu Âu về cạnh tranh để đối phó với Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo AFP, Margrethe Vestager dường như không triệt để như hai bộ trưởng Pháp, Đức. Bà chỉ đề nghị « cập nhật hóa các chỉ đạo » năm 1997 về thị trường. Trong khi Đức và Pháp muốn Bruxelles ban hành một biện pháp « kháng cáo » cho phép Hội Đồng Châu Âu (28 nước) xét lại một quyết định của Ủy Ban Châu Âu không cho hai tập đoàn Đức, Pháp là Siemens và Altom sáp nhập để cạnh tranh với nước ngoài.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.